Khoảng từ 5-6 tuần tuổi thì em bé sẽ có thói quen hay vặn mình khi ăn, khi ngủ và khi thay bỉm. Tuy đây chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ tự hết sau 3-4 tháng tuổi nhưng nếu trẻ vặn mình còn kèm theo những biểu hiện rướn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc…thì cha mẹ cần phải nên lưu ý. Dưới đây là một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi mới chào đời thì những tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não của trẻ vẫn chưa được phát triển một cách hoàn thiện vậy nên phần dưới vỏ sẽ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Chính vì vậy nên khi trẻ có biểu hiện vặn mình, vận động tay chân là để tìm cách thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ.
Bên cạnh đó, trẻ vặn mình cũng xuất phát từ ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu quá cao, tư thế ngủ không hợp lý hoặc môi trường ngủ của bé không thoải mái
Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý khi thấy trẻ vặn mình còn xuất hiện kèm theo những biểu hiện bất thường khác như khó ngủ, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm, gồng mình… thì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.
Vặn mình ở trẻ sơ sinh được biểu hiện như thế nào?
- Trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý: Trẻ sẽ vặn mình, gồng người trong khoảng vài phút và sau 2-3 tháng thì sẽ kết thúc. Trẻ lúc này vẫn tăng cân bình thường thì không có gì đáng lo ngại.
- Trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý: Biểu hiện vặn mình thường sẽ kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác như nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, giật mình, ngủ không ngon giấc, lên cân chậm… gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và những vấn đề về ăn uống, sụt cân, giấc ngủ, tổn thương tóc, da…
Một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Thay cho trẻ một chiếc tã thật êm ái và quần áo rộng rãi, thoải mái
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ hay vặn mình khi ngủ là vì giấc ngủ của trẻ không sâu, bị kích thích bởi những tác động xung quanh. Để cải thiện điều này thì nên chọn tã thấm hút tốt, mặc quần áo cho trẻ rộng rãi, đủ ấm, chú ý đến nhiệt độ phòng (không nên để quá lạnh hoặc quá nóng), chặn gối và đệm phải luôn được sạch sẽ.
Ở bên cạnh xoa dịu trẻ thật nhẹ nhàng
Khi trẻ vặn mình thì mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, âu yếm, vuốt ve. Trẻ sẽ cực kỳ nhạy cảm nên mẹ không nên lo lắng hay căng thẳng vì sẽ khiến trẻ vị “bất an” theo. Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy được an toàn, thoải mái và dễ chịu hơn.
Thường xuyên tắm nắng cho trẻ
Trẻ sẽ rất dễ thiếu hụt canxi sau khi vừa chào đời, đặc biệt là đối với những trẻ sinh non. Khi bị thiếu canxi thì trẻ sẽ vặn mình, gồng mình, tỉnh giấc và khóc nửa đêm. Mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng cách tắm nắng cho trẻ thường xuyên, thời gian thích hợp nhất là khoảng 7h sáng, ánh Mặt Trời lúc này còn dịu, trời vừa đủ ấm.
Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ
Nguồn canxi thời điểm này của trẻ chủ yếu được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ. Nên người mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu chất canxi như cá thu, cá ngừ, cá hồi, uống thêm những thực phẩm bổ sung canxi…
Không được sử dụng những “mẹo lạ”
Mọi người thường truyền nhau những cách chữa vặn mình ở dân gian như tẩy lông trên lưng bé, xông hơi, đắp lá… Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu tiên cực kỳ non nớt nên bất kỳ một tác động bất thường nào cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vậy nên cần tuyệt đối không sử dụng những “mẹo lạ”. Ví dụ như dùng lá trầu không để chà lưng cho trẻ vì thể gây ảnh hưởng đến làn cho của bé…
Trên đây là một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, hy vọng sẽ giúp ích cho các ông bố bà mẹ đang trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện khác thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám để tìm hiểu nguyên nhân nhé!