Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt?

Độ mờ da gáy là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán nguy cơ dị tật của thai nhi trong bụng mẹ ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì thế mà độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến độ mờ da gáy! 

Thế nào là độ mờ da gáy?

Độ mờ da gáy (tên gọi trong tiếng Anh là Nuchal translucency) là sự tập hợp các chất dịch nằm ở vùng da phía sau mặt cổ của thai nhi. Độ mờ da gáy là một trong các chỉ số quan trọng được dùng trong việc đánh giá nguy cơ mắc phải hội chứng Down cũng như những dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bình thường, tất cả các thai nhi khỏe mạnh đều có một lớp dịch sau gáy, tuy nhiên, đối với các thai nhi mắc phải hội chứng Down thì lớp dịch này sẽ dày hơn so với bình thường.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt
Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt

Vì sao cần đo độ mờ da gáy?

Đo độ mờ da gáy là một trong những phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán được hội chứng Down sớm nhất trong giai đoạn thai kỳ. Để có thể kiểm tra vùng da gáy của thai nhi thì mẹ nên thực hiện siêu âm vào thời điểm thích hợp, từ đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ dị tật của thai nhi, cụ thể là hội chứng Down và những bất thường nhiễm sắc thể.

Khi phát hiện được nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chọc ối, lấy mẫu nhung màng đệm… để có thể kết luận chính xác trẻ có bị Down hay không. 

Nguy cơ dị tật càng cao khi độ dày của da gáy tăng vì nhiễm sắc thể gặp bất thường đi kèm với các dị tật có liên quan đến cấu trúc cơ thể. Do đó, để có kết quả chính xác nhất về độ mờ da gáy thì cần thực hiện đo vào đúng thời điểm.

Khi nào nên đo độ mờ da gáy

Để có được kết quả chính xác nhất cho việc đo độ mờ da gáy thì nên thực hiện xét nghiệm trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Đây được xem là “thời điểm vàng” để phát hiện ra các bất thường.

Đối với thai nhi dưới 11 tháng tuổi, lúc này thai nhi còn quá nhỏ, da gáy mờ nên chưa thể cho được kết quả đo độ mờ da gáy chính xác. Do đó, mọi chẩn đoán trong thời gian này đều sẽ đem lại kết quả không chính xác.

Đối với thai nhi hơn 14 tuần tuổi, vào thời điểm này độ mờ da gáy đã ở mức bình thường, do đó việc xét nghiệm cũng không có ý nghĩa, bác sĩ cũng sẽ không đưa ra chẩn đoán hay đánh giá về tình trạng thai nhi một cách chính xác.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt
Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt

Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt

Thông thường, đối với các trẻ có kích thước trong khoảng từ 45 đến 84mm thì độ mờ da gáy là dưới 3,5mm. Thông qua kết quả đo độ mờ da gáy, bác sĩ đã có thể phán đoán 75% nguy cơ bị Down của trẻ.

  • Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi 11 tuần tuổi là 2mm.
  • Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi 12 tuần tuổi thường là dưới 2,5mm.
  • Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi 13 tuần tuổi là 2,8mm.

Trường hợp những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm thì nguy cơ mắc phải hội chứng Down sẽ thấp hơn.

  • Thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down khá cao nếu độ mờ da gáy hơn 3mm.
  • Thai nhi có nguy cơ mắc phải hội chứng Down và những dị tật bẩm sinh nếu có độ mờ da gáy là 6mm.
  • Thai nhi có nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể nếu độ mờ da gáy rơi vào khoảng 3,2 đến 3,5mm.
  • Trường hợp độ mờ da gáy của thai nhi là 2,9mm, tuy chưa cao nhưng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm sàng lọc ở 3 tháng đầu. Do đó, để có kết quả chắc chắn thì nên thực hiện kết hợp với nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác.

Tóm lại, độ mờ da gáy là một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nguy cơ dị tật, hội chứng Down của thai nhi. Hy vọng bài biết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt, để từ đó có thể đảm bảo được sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.

Designed by wikigiaidap.net DMCA.com Protection Status