Sốt nhẹ và đau đầu kéo dài có sao không?

Sốt nhẹ và đau đầu kéo dàihai tình trạng thường đi chung với nhau và thường liên quan đến một số bệnh lý. Đau đầu và sốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.  Nó là dấu hiệu có thể cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra sốt nhẹ và đau đầu?

Nguyên nhân sốt nhẹ và đau đầu kéo dài

Dị ứng

  • Nếu bị dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc các tác nhân khác, bạn có thể bị đau đầu. Hai loại đau đầu có liên quan đến dị ứng gồm: đau nửa đầu và đau đầu xoang.
  • Dị ứng có thể dẫn đến đau đầu do bị nghẹt mũi hoặc xoang. Việc này xảy ra khi một phản ứng dị ứng làm cho bạn bị viêm và sưng ở bên trong đường mũi.
  • Các triệu chứng đau đầu dị ứng có thể bao gồm: Đau và áp lực xung quanh xoang và mắt, đau nhói ở một bên đầu.
  • Dị ứng thường không gây sốt. Nhưng, dị ứng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bạn sẽ bị sốt và đau đầu nhiều hơn.
    Sốt nhẹ và đau đầu kéo dài có sao không?
    Sốt nhẹ và đau đầu kéo dài có sao không?

Cảm lạnh và cảm cúm

  • Cảm lạnh và cảm cúm thường là do virus gây ra. Nhiễm virus có thể sẽ khiến bạn bị sốt và đau đầu. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể làm cho các cơn đau nửa đầu và đau đầu từng cụm trở nên tồi tệ hơn.
  • Virus cảm lạnh và cảm cúm có thể gây ra viêm, sưng và tích tụ dịch trong mũi và xoang dẫn đến đến  tình trạng đau đầu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng cảm lạnh và cúm khác như: Sổ mũi, ớn lạnh, mệt mỏi, đau mắt, viêm hong,…

Nhiễm vi khuẩn

  • Một số loại vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng trong phổi, đường thở, xoang mũi, thận, đường tiết niệu và các khu vực khác.
  • Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể xảy ra thông qua các vết thương hoặc lỗ răng sâu. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể lây lan khắp cơ thể. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị kịp thời.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra phụ thuộc vào khu vực của cơ thể, trong đó có các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu và sốt. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng vi khuẩn trong phổi bao gồm: Ho, đờm, khó thở, đau ngực, đổi mồ hôi, mệt mỏi,…
Xem thêm:  Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT để biết trai hay gái

Nhiễm trùng tai

  • Nhiễm trùng tai có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh thường gặp  phổ biến ở trẻ em nhiều hơn là ở thanh thiếu niên và người lớn.
  • Nhiễm trùng tai có thể gây ra tích tụ dịch bên trong tai giữa, khiến trẻ bị áp lực, đau trong và xung quanh tai. Bị nhiễm trùng tai có thể gây đau đầu và sốt. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn bị nhiễm trùng tai vì một số trường hợp có thể gây tổn thương lâu dài cho tai. Các triệu chứng nhiễm trùng tai bao gồm: Đau tai, sốt từ 37,8°C trở lên, ăn mất ngon,cáu gắt,…

Vắc- Xin

  • Sốt nhẹ và đau đầu có thể xảy ra sau khi trẻ tiêm vắc- Xin. Hầu như các loại vắc xin đều gây sốt nhẹ trong vòng 24 giờ và kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
  • Vắc xin MMR và bệnh thủy đậu có thể gây sốt từ 1 đến 4 tuần sau khi tiêm phòng. Trẻ có thể bị bị sốt và đau đầu vì cơ thể đang phản ứng lại với vắc- Xin nhằm để xây dựng lên khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

 Ung thư

  • Ung thư và cùng với các bệnh nghiêm trọng khác có thể gây sốt và đau đầu.. Cũng vậy, đối với các trường hợp khác những thay đổi trong cơ thể do bệnh tật hoặc khối u có thể gây ra sốt. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị cũng có thể gây sốt và đau đầu cho người bệnh. Điều trị các bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện các cơn đau đầu
  • Các tác dụng phụ khác bao gồm như: Buồn nôn và chán ăn. Điều này có thể gây cho cơ thể mất nước và chán ăn. Những tác dụng này cũng có thể gây ra sốt và đau đầu cho bệnh nhân.
    Sốt nhẹ và đau đầu kéo dài có sao không?
    Sốt nhẹ và đau đầu kéo dài có sao không?

Các cách giúp giảm sốt và đau đầu bằng thuốc

  • Điều trị sốt và đau đầu còn tùy thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn như nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì bạn có thể cần dùng kháng sinh.
  • Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn là nên nghỉ ngơi và dùng thuốc không kê đơn cho các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm,dị ứng và bị nhiễm trùng: Thuốc giảm đau ( Paracetamol), thuốc giảm ho, thuốc thông mũi, thuốc kháng Histamin, nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc Corticosteroid. 
  • Trong một số trường hợp khác thì bác sĩ có thể kê toa: Thuốc dị ứng, thuốc chống nấm, thuốc kháng Virus, thuốc đau nửa đầu,…
Xem thêm:  Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?

Các biện pháp tại nhà cũng giúp giảm sốt và đau đầu

  • Nên nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nước ấm để làm loãng chất nhầy có  trong mũi và họng
  • Chườm khăn mát lên trán để hạ nhiệt
  • Xông hơi
  • Uống nước canh ấm hoặc súp gà
  • Dùng tinh dầu khuynh diệp và dầu cây trà để thư giãn đầu óc
  • Thoa dầu bạc hà lên vùng thái dương

Nếu bạn định dùng tinh dầu để giảm sốt và đau đầu cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. do sẽ có một số loại tinh dầu không an toàn cho những đối tượng trên.

Trên đây là các nguyên nhân gây ra sốt nhẹ và đau đầu kéo dài cũng như là các phương pháp làm giảm sốt và đau đầu. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho mọi người biết thêm nhiều thông tin bổ ích. 

DMCA.com Protection Status