Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu

Hầu hết phần lớn thời gian thai kỳ, thai nhi sẽ quay mông hướng xuống cổ tử cung của mẹ. Khi vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi mới quay đầu để chuẩn bị chui ra. Rất nhiều người mẹ thắc mắc là thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu.

Ngôi thai thuận là gì?

Ngôi thai là từ ngữ dùng để chỉ tư thế của thai nhi so với cổ tử cung của người mẹ. Trong thời điểm chuyển dạ, phần ngôi thai sẽ tiến triển và ra ngoài trước. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ (dưới tuần thứ 28), ngôi thai thường chưa cố định nên được gọi là ngôi di động. Ngôi thai sẽ có điều chỉnh tốt hơn khi lớn hơn. Ngôi thai thuận là tư thế trục dọc của thai nhi song song với trục dọc của mẹ. Lúc này, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của người mẹ, gáy quay về hướng bụng. Ngôi thai thuận sẽ giúp người mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn. Khi ở ngôi thuận, thai sẽ tạo áp lực lên vị trí buồng tử cung và gây ra các cơn đau thắt trong quá trình sinh. Khi sinh thì phần đầu của thai nhi sẽ chui ra trước, rồi tới các chi. Với tư thế này, thai nhi sẽ dễ dàng khi đi qua vòng hông của người mẹ và chui ra ngoài trong quá trình chuyển dạ.

Xem thêm:  Sinh con năm 2021 tháng nào tốt?
Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu
Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu

Khi thai nằm ở vùng đáy xương chậu, vùng lưỡng đỉnh (vùng có chu vi lớn nhất) sẽ ở trong vị trí rộng nhất của xương chậu. Trong một số trường hợp thai nhi không nằm đúng tư thế thai thuận sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.

Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu?

Như đã nói, tư thế thuận lợi nhất để bé dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là ngôi thai thuận, nghĩa là đầu hướng xuống xương chậu, gáy quay về phía bụng mẹ. Thông thường, ngôi thai sẽ bắt đầu chuyển về tư thế thuận trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai ở tuần thứ 32 đến tuần thứ 35. Tuy nhiên, thời điểm thai thuận có thể khác nhau ở mỗi bé. Đối với những người mẹ mang thai lần 2 trở đi, thời điểm xuất hiện ngôi thai thuận có thể muộn hơn chút (khoảng tuần thứ 36 hoặc 37 của thai kỳ). Nhưng có một vài trường hợp, đến tuần thứ 36 vẫn có thai nhi không quay đầu hoặc thậm chí kéo dài đến tuần thứ 40.

Trường hợp thai nhi không quay đầu được gọi là ngôi thai ngược, thai nhi đưa mông về phía tử cung của người mẹ. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ sinh mổ.

Cách nhận biết ngôi thai thuận

Rất nhiều mẹ bầu không nắm rõ ngôi thai thuận là gì và làm thế nào để nhận biết. Trong thực tế, không có dấu hiệu hay đặc điểm cụ thể nào để nhận biết ngôi thi đang nằm trong tư thế nào, vì thế cách tốt nhất để xác định tư thế của bé là mẹ bầu cần đi đi siêu âm ở các cơ sở y tế uy tín.

Hậu quả của thai nhi không quay đầu

Nếu thai nhi không quay đầu hay quay đầu nhưng phần gáy quay về phía cột sống của người mẹ, người mẹ có nguy cơ gặp những hiện tượng như thời gian chuyển dạ bị kéo dài, nguy cơ phải sinh mổ cao, có cảm giác đau lưng dữ dội ngoài các cơn gò tử cung, hoặc có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.

Xem thêm:  Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu
Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu

Cần làm gì khi thai nhi không quay đầu

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau các phương pháp giúp thai nhi quay đầu đúng chỗ, cụ thể là:

Tập thể dục

Mẹ bầu có thể tập những bài thể dục nhẹ để giúp bé quay đầu thuận lợi, nên ưu tiên những bài tập giúp mẹ dễ sinh. Theo nghiên cứu, mẹ bầu nếu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông bắt đầu từ tuần thứ 37 sẽ dễ sinh hơn.

Tư thế nằm

Mẹ bầu nên nằm nghiêng để giúp giảm áp lực, giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, oxy dễ dàng hơn và còn giúp bé dễ dàng xoay chuyển. 

Không ngồi quá nhiều

Mẹ bầu hạn chế ngồi lì quá nhiều mà nên thường xuyên đi lại, vận động cơ thể để tạo cảm giác thoải mái và giúp bé dễ quay đầu hơn. 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các mẹ bầu giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc tốt cho thai nhi để có quá trình chuyển dạ thuận lợi. Ngoài ra, các mẹ nên đi siêu âm, khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng phát triển của bé và có những giải pháp kịp thời nếu phát hiện ngôi thai bất thường.

DMCA.com Protection Status