Những nguyên nhân túi ối méo, chưa có tim thai

Trong 3 tháng đầu, một trong những tình trạng xảy ra khiến các mẹ bầu lo lắng nhất chính là túi ối méo. Đây được xem là dấu hiệu bất thường, báo hiệu túi thai không tốt và có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến phôi thai và tim thai.

 Túi ối hay còn gọi là túi thai, thực chất là một túi chất lỏng bao bọc dạ con và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Ngoài ra túi ối còn đảm nhiệm vai trò giúp bé di chuyển và cử động trong bụng mẹ, tránh được những va đập gây tổn thương. Thế nên khi túi ối méo thì ít nhiều sẽ xảy ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ.

Nguyên nhân khiến túi ối méo

Túi ối thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, căng tròn như một túi nước và không móp méo. Nếu túi ối méo và không thấy được hoạt động của tim thai hoặc nếu túi thai đo được trên 25mm mà không có phôi thai bên trong là thai đã đã có dấu hiệu đáng ngờ. Nếu như bác sĩ nghi ngờ khả năng thai nhi yếu thì mẹ sẽ được siêu âm lại từ 5 đến 7 ngày sau đó để được chẩn đoán chính xác.
 Theo nhiều nghiên cứu đưa ra thì tình trạng túi ối méo xảy ra khi nhau thai (hay màng ối) bị tổn thương. Ngoài túi ối thì nhau thai cũng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, vận chuyển máu đến nuôi cơ thể của bé khi nằm trong bụng mẹ. Nếu như thai bị tổn thương bởi một tác động bên ngoài nào đó cũng sẽ khiến túi ối méo, gây ra những hậu quả không thể lường trước

Túi ối méo ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Túi ối là môi trường “sinh sống” trực tiếp của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ, vì thế nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra ở hình dạng, kích thước túi ối cũng đều sẽ tác động đến thai nhi. Cụ thể khi túi ối méo, những nguy cơ thai phụ sẽ phải đối mặt là:

Động thai, dọa sảy: Nếu như túi ối bị méo trong đầu thai kỳ, tỷ lệ lệch thấp thì hãy nghĩ đến trường hợp bạn bị động thai và có nguy cơ dọa sảy.

Dị tật bẩm sinh: Mặc dù không trực tiếp gây ra dị tật thai nhưng nếu túi ối bị méo với tỷ lệ cao có thể là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ như biến dạng của khuôn mặt, cánh tay, chân, ngón tay, ngón chân, hở hàm ếch, khuyết tường bụng hoặc ngực.

Thai nhi ngừng phát triển – chết lưu: Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu túi thai bị méo mó nhiều, ảnh hưởng đến màng nuôi. Nhất là vào 2 tháng đầu, nếu khám thai định kỳ mà không phát hiện âm vang tim thai (từ tuần 7 – 8 trở đi) thì rất có thể thai nhi đã ngừng phát triển.

Làm thế nào để điều trị túi ối méo?

Không phải bất kỳ ca mang thai có túi ối méo nào cũng nguy hiểm, điều này còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện và can thiệp từ bác sĩ. Trong trường hợp khi thai nhi mới được 4 tuần tuổi thì vẫn có thể khắc phục được nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Chế độ nghỉ ngơi rất quan trọng để mẹ lấy lại sức khỏe thai kỳ bình thường, ngay cả khi túi ối không bị méo thì việc nghỉ ngơi vẫn hết sức quan trọng. Nếu thường xuyên phải làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi sẽ càng khiến tình trạng túi ối thêm nghiêm trọng.
  • Hạn chế vận động mạnh: Những áp lực tạo ra khi bà bầu vận động mạnh sẽ khiến tử cung bị căng và tác động đến túi ối. Tốt nhất mẹ bầu nên tránh lên xuống cầu thang, mang vác đồ nặng. Hạn chế những hoạt động trên cũng giúp mẹ phòng tránh nguy cơ động thai hay dọa sảy thai.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Nếu nhau thai không nhận được đủ dinh dưỡng thì khả năng thiệt hại, gây méo túi ối sẽ cao hơn. Chính vì vậy các mẹ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Kiêng quan hệ: Nếu đã được chẩn đoán túi ối méo thì bà bầu cần kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục, hoạt động này sẽ làm cho tử cung bị co bóp, trực tiếp làm cho túi ối càng trở nên méo hơn.
Các biện pháp khắc phục khi túi ối bị méo

Túi ối méo có tròn lại được không?

Túi ối hay còn gọi là túi thai, là một túi chất lỏng nằm trong dạ con giúp bao bọc, nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành cho đến lúc chào đời. Túi chất lỏng này có chứa carbohydrate, lipit, phospholipid, protein và ure để cung cấp đến bào thai giúp bé dễ dàng di chuyển và cử động trong bụng mẹ, tránh được những va đập gây tổn thương.

Túi ối phát triển và dần đầy từ tuần thứ 2 trở đo, sau tuần thứ 10 cơ bản đã đầy đủ. Thông thường túi nước ối này sẽ có hình tròn và bao bọc thai nhi. Có một số trường hợp mẹ bầu khi siêu âm lại thấy túi thai bị méo. Theo các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, túi ối méo có tròn lại được không còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện. Trong trường hợp của bạn khi thai nhi mới được 4 tuần tuổi thì vẫn có thể khắc phục được nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by cachlam.org DMCA.com Protection Status