Tình trạng vàng da ở trẻ là một vấn đề khá phổ biến. Thực hiện phương pháp chiếu đèn sẽ mang lại hiệu quả rất cao và có thể điều trị dứt điểm hiện tượng vàng da. Cha mẹ thường rất lo lắng và chưa hiểu rõ về việc chiếu đèn cho trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về biện pháp này và sẽ giải đáp thắc mắc bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu.
Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ
Vàng da ở trẻ sơ sinh chính là hiện tượng nồng độ Bilirubin có trong máu tăng nhanh quá mức cho phép, làm cho Bilirubin dễ dàng thấm qua da và khiến da bé bị vàng. Khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi sinh, bé sẽ xuất hiện vàng da sinh lý. Đây là tình trạng rất nhẹ nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hiếm gặp, đó là vàng da bệnh lý ở trẻ. Khi thấy da vàng ở mức độ nặng, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh vàng da nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể bé. Bé sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là khi Bilirubin tăng nhanh, gián tiếp thấm vào não gây nhiễm độc thần kinh khiến cho bé rơi vào tình trạng bại não hoặc thậm chí là tử vong.
Đối tượng của bệnh lý vàng da bao gồm:
- Trẻ sơ sinh.
- Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức.
- Máu của trẻ không phù hợp với nhóm máu của mẹ.
Quy trình chiếu đèn vàng da
Hiện nay, phương pháp chiếu đèn đang được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Phương pháp này rất hiện đại, dễ dàng thực hiện và tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chiếu đèn là cách sử dụng ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh để chuyển hoá Bilirubin tự do thành các Photobilirubin. Photobilirubin dễ dàng tan trong nước nên sẽ bị đào thải qua nước tiểu và làm giảm tình trạng vàng da ở bé. Với bước sóng 450-460nm, quá trình chiếu đèn sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Quy trình chiếu đèn bao gồm các bước sau:
- Vệ sinh lồng ấp của trẻ một cách sạch sẽ và đảm bảo đèn chiếu sáng là loại đủ tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động của đèn tuýp nhỏ hơn 2000 giờ nên phải canh thời gian trẻ mới bắt đầu thực hiện chiếu đèn để thay bóng kịp thời. Nên chuẩn bị thêm băng che mắt và kính bảo vệ.
- Đánh giá tổng trạng của bé
- Đánh giá chính xác mức độ vàng da trước khi thực hiện chiếu đèn
- Không nên mặc đồ cho trẻ để trẻ có thể tiếp xúc được với nhiều ánh sáng của đèn.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ấp phù hợp.
- Nên thay đổi tư thế của trẻ khoảng 2-4 giờ/ lần để đèn có thể chiếu hết toàn bộ người bé. Nếu bé nằm trong trường hợp mắc bệnh vàng da nặng, hãy sử dụng đèn chiếu hai mặt.
- Nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả, da vẫn bị vàng và bilirubin tăng thêm thì sẽ có chỉ định thay máu cho bé.
Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu là tốt nhất?
Thời gian chiếu đèn rất quan trọng và là vấn đề các bậc phụ huynh cần nên lưu ý. Trước hết, cần tiến hành kiểm tra Bilirubin có trong máu của trẻ trong vòng 12-24 giờ. Kết quả bilirubin gián tiếp và bilirubin toàn phần sẽ xác định chính xác được thời gian chiếu đèn vàng da là bao lâu. Ngoài ra, thời gian chiếu đèn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng vàng da trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm Bilirubin có trong máu, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được sự quan sát và chăm sóc của bác sĩ có chuyên môn.
Khi vàng da có dấu hiệu giảm và Bilirubin trong máu trở về với mức bình thường thì sẽ có chỉ định ngừng tiến hành việc chiếu đèn. Cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi về mức độ vàng da và chỉ số Bilirubin để nhanh chóng phát hiện được tình trạng nhiễm độc thần kinh nếu có.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu. Nếu thực hiện tại nhà, hãy nghiên cứu đúng cách để tránh được những biến chứng không đáng có. Khuyến khích thực hiện việc chiếu đèn tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo được hiệu quả mang lại và nhanh chóng cải thiện tình trạng vàng da.