[MẸ CẦN BIẾT] Chiều dài đầu mông thai 12 tuần của bé

Chỉ số CRL – đo chiều dài đầu mông của thai nhi là một trong những việc điều mà mẹ bầu cần làm trong giai đoạn 12 tuần. Việc thực hiện đo chiều dài đầu mông thai 12 tuần giúp mẹ bầu kiểm soát được sự phát triển bình thường của thai nhi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về chiều dài đầu mông vào 12 tuần phù hợp để giúp mẹ bầu nắm rõ hơn về sự phát triển của thai nhi. 

Chỉ số bình thường của thai nhi ở tuần thứ 12

Ở tuần thứ 12, bé sẽ có cân nặng khoảng 12 gram với chiều dài đầu mông khoảng 6.35cm. Khi đó hình dáng bé sẽ tương đương kích thước của một trái mận lớn. Cổ của bé bây giờ đ phát triển thấy rõ, nối giữa phần đầu mà ngực thay vì đầu bé gần như gắn liền với ngực như trước đây. Bộ phận cằm cũng đã nhô ra hơn. Đôi tai đã được di chuyển vào đúng vị trí là ở hai bên đầu thay vì ở vị trí khá thấp ở bên dưới như trước đây.

Chiều dài đầu mông thai 12 tuần của bé
Chiều dài đầu mông thai 12 tuần của bé

>>> [ĐỌC THÊM] Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Đối với các bộ phận ở trong, ruột của bé giờ đã phát triển vừa khít với ổ bụng. Hơn nữa, nhờ thể tích máu trong cơ thể người mẹ gia tăng nên nhịp tim của bé cũng tăng theo. Nhịp tim của bé 12 tuần tuổi lúc này cũng đã đập nhanh hơn gấp khoảng 2-3 lần so với nhịp tim của mẹ. Mẹ có thể nhận ra âm thanh đều đặn này khi siêu âm. Thận của bé lúc này cũng sẽ bắt đầu hoạt động. Những giọt nước tiểu đầu tiên được tạo ra và thải luôn vào trong bọc ối. 

Hệ tiêu hóa của bé sẽ bắt đầu thực hiện các động tác co thắt. Đây là kỹ năng cần thiết để bé sơ sinh có thể đẩy thức ăn vào cơ thể qua hệ tiêu hóa. Tủy xương của bé đang sản xuất các tế bào bạch cầu giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng khi bé được sinh ra. Tuyến yên ở đáy não của bé cũng bắt đầu sản xuất các hormone. Theo thống kê, thời điểm từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 18 của thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não của thai nhi.

Chiều dài đầu mông thai 12 tuần bao nhiêu là bình thường?

Đo chính xác chỉ số chiều dài đầu mông (CRL) giúp xác định tuổi tác thai nhi cho mẹ bầu và còn là yếu tố để phối hợp với chỉ số NT trong quá trình sàng lọc các nguy cơ bất thường của các nhiễm sắc thế trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mặc dù vậy, những tiêu chuẩn về CRL đến nay vẫn chưa được chú trọng dù tầm quan trọng của những thông số này đã có từ lâu.

Thông thường, chiều dài đầu mông của thai tuần 12 là vào khoảng 6.35cm. Sau khi đo đúng tiêu chuẩn quy định và có được chiều dài đầu mông của thai, ta có thể tham khảo bảng chỉ số khác như tuổi thai, nhịp tim của thai, đường kính của túi thai và đường kính Yolksac để có thể theo dõi chặt chẽ từng giá trị của chiều dài đầu mông cho bé.

Chiều dài đầu mông thai 12 tuần của bé
Chiều dài đầu mông thai 12 tuần của bé

Ở thời điểm đầu thai kỳ, từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4, phôi thai còn rất nhỏ và hầu hết các mẹ vẫn chưa phát hiện mình đã có thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ốm nghén. Cho nên lúc này chưa thể đo chiều dài đầu mông được.

Từ tuần thai thứ 7 trở đi, mẹ bầu có thể nắm bắt được các chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi. Thông thường, chiều dài đầu mông ở tuần thai thứ 7 là khoảng 3-4cm, ở tuần thứ 8 là khoảng 4-5cm.

[Tìm hiểu thêm về Sức khỏe trẻ em]: https://omega3.vn/

Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 12

Khi thai nhi 12 tuần tuổi là chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ được hoàn thành, chuẩn bị một chu kỳ mới của quá trình mang thai được bắt đầu. Thời điểm này có rất nhiều vấn đề mà mẹ bầu cần phải lưu ý để hỗ trợ thai nhi phát triển hoàn thiện và tốt nhất. Giai đoạn này mẹ cần lưu ý rất nhiều thứ về sức khỏe, dinh dưỡng, khám thai định kỳ, hoạt động và sinh hoạt như thế nào. Cụ thể:

Chieu Dai DChiều dài đầu mông của thai nhi 12 tuần tuổiau Mong Thai 12 Tuan Tuoi
Những lưu ý mẹ cần biết về cần nặng chiều cao của thai nhi 12 tuần tuổi
  • Đi khám thai định kỳ, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
  • Lúc này bụng chưa lớn nên mẹ bầu có thể ăn diện những bộ đồ yêu thích, nhưng không nên quá chặt, quá bó vì có thể gây cảm giác khó chịu khi đồ xiết chặt vào bụng của bạn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chuẩn bị nhiều quần áo rộng, thoải mái cho bà bầu cho những tháng tiếp theo vì bụng sẽ to lên dần đều đó nhé.
  • Mẹ bầu nên luyện tập co bóp cơ sàn chậu khoảng 10-20 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5-10 giây. Bài tập này rất có lợi cho cơ bàng quang và hỗ trợ tử cung, giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ gặp phải về bàng quang trong lúc mang thai. Nếu có điều kiện kinh tế hơn, mẹ bầu có thể tham gia các lớp tập luyện yoga, có giao viên chuyên môn chỉ dẫn để cải thiện sức khỏe, giúp ích rất nhiều cho việc sinh bé
  • Ở giai đoạn tuần thứ 11 đến 14 là cơ hội duy nhất để mẹ bầu tiến hành siêu âm phát hiện dị tật của thai nhi. Đây là hình thức siêu âm quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá chính xác thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về chiều dài đầu mông thai 12 tuần cũng như những vấn đề mẹ cần lưu ý khi mang thai vào tuần thứ 12. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi và có những biện pháp tốt nhất cho bé.

>>> XEM THÊM BÀI VIẾT: Thai 12 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Phát triển bởi kienthucketoan.com DMCA.com Protection Status