Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

Tiêm phòng cho bà bầu để làm gì?

Tiêm phòng là kích thích hệ miễn dịch để sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể có thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Tiêm phòng cho mẹ bầu không chỉ là việc mẹ đang tự bảo vệ mình mà còn đang bảo vệ bé ngay từ còn trong bụng và cả vào những tháng đầu sau sinh.

Tiêm phòng cho bà bầu khi nào?

Tiêm phòng cho bà bầu nên thực hiện trước và trong khi mang thai để bảo vệ cơ thể mẹ và bé một cách tốt nhất.

Trước khi mang thai, các mẹ bầu nên tiêm phòng các mũi tiêm quan trọng như: vacxin ngừa cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B,…

Trong quá trình mang thai, nên  tiêm vacxin ngừa uốn ván cùng một số loại vacxin khác như cúm, viêm gan B (nếu chưa tiêm trước khi có thai) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Bà bầu cần tiêm chủng những gì?

Sởi, quai bị, rubella

mẹ bầu nên tiêm loại vacxin này ít nhất 3 tháng trước khi mang thai vì nếu không may bị mắc những bệnh này sẽ dẫn tới nguy cơ thai nhi bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng.

Thủy đậu

mẹ bị thủy đậu khi mang bầu thì nguy cơ con bị dị tật rất cao. Bệnh cũng có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Vì vậy mẹ nên thực hiện tiêm vacxin thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh hay tiêm phòng bệnh trước đó.

Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh có tỷ lệ truyền nhiễm cao, nếu mẹ mang thai bị mắc bệnh này thì khả năng con bị lây bệnh cũng rất cao..

Phòng cúm: Cúm là bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. Đây cũng là nguyên nhân gây dị tật ở trẻ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Để phòng bệnh, tiêm phòng cúm là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên hiệu lực của loại vacxin này chỉ trong vòng 1 năm, vậy nên mẹ nên tiêm trước khi mang bầu khoảng 1 tháng để phòng bệnh hiệu quả hơn.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván : Đây đều là những bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp vì vậy mẹ nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

Lịch tiêm chủng cho bà bầu mang thai lần đầu cần được các bác sĩ tư vấn đầy đủ và cụ thể để có te]hể bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:

Trước khi mang thai các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng một số loại vacciens gồm: Mũi tiêm 3 trong 1 sởi, quai bị, rubella, tiêm trong vòng 3 đến 6 tháng trước khi có thai, tiêm phòng viêm gan B, cúm và vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Trong quá trình mang bầu, các mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván với 2 mũi cơ bản, nên thực hiện khám sức khỏe thường xuyên cũng như chú ý lịch tiêm phòng để đi tiêm đầy đủ, cần được theo dõi và lắng nghe ý kiến bác sĩ để đồng thời bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé một cách tốt nhất.

Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

Mẹ nên thảo luận về việc tiêm phòng từng loại vaccciens với bác sĩ trước khi chủng ngừa.

Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, đang điều trị các bệnh bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid)… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ tiêm ngừa.

Mẹ nên theo dõi cơ thể của mình trong vòng 24 – 48h sau khi tiêm vaccines.

Với những vaccines cần tiêm trước khi mang thai, mẹ cũng nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vaccine đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.

Điều quan trọng là phải ghi lại chính xác về việc chủng ngừa của mẹ. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ  chăm sóc sức khoẻ trước khi thụ thai và bác sĩ  chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh sẽ giúp xác định loại vaccine nào mẹ cần trong thời kỳ mang thai, hay vaccine nào còn thiếu thì nên bổ sung tiêm phòng cho đầy đủ.

5/5 - (2 bình chọn)
Developed by trangtrida.com DMCA.com Protection Status