Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc?

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Những bé mới sinh đến 1 tháng tuổi vì chưa phân biệt được ngày, đêm nên bé gần như ngủ cả ngày, chỉ thức dậy để bú sữa mẹ (mỗi lần bú sữa mẹ cách nhau 2-3 giờ). Thời gian bé ngủ sẽ nhiều hơn vào ban ngày (8-9 giờ) và ngủ ít hơn vào ban đêm (khoảng 8 giờ).

Những bé sơ sinh từ 3 tháng tuổi đến khi bé nặng 6kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Lúc này, cha mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để cho bú nhưng cần lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Làm thế nào để bé ngủ ngon giấc

Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm những giai đoạn nào?

Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh)

Bé ngủ nhanh nhưng ngủ không sâu giấc và sẽ hay nằm mơ, mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến một nửa thời gian ngủ của bé trong ngày nên mặc dù bé ngủ tới 16 giờ một ngày nhưng chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

Giấc ngủ chậm (Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh)

Bé sẽ từ từ vào giấc ngủ rồi ngủ sâu giấc, giấc ngủ này gồm có 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, bé ngủ gà ngủ gật

Giai đoạn 2: Ngủ mơ màng – bé vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc có rên thành tiếng.

Giai đoạn 3: Ngủ sâu – bé ngủ im lặng và ít cử động

Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – bé im lặng và không cử động

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn biến tuần tự theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ REM. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ mơ và khó ngủ trở lại.

Lợi ích khi bé ngủ sâu giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bé hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển về thể chất và não bộ. Buổi tối bé ngủ sâu thì buổi sáng thức dậy, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và thèm ăn.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc?

Cho bé ngủ đủ vào ban ngày

Cần đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn) để khoẻ khoắn chơi đùa, sau đó sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống.

Trẻ ít nghỉ ngơi vào ban ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm. Vì vậy nếu giấc ngày ngủ ngon, trẻ sẽ khoan khoái và ngủ đêm sâu hơn.

Điều chỉnh cữ cho bú

Giảm cho bú ban đêm là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Đối với bé mới sinh thì sẽ khó cắt giảm việc này nhưng nếu bé đã có thể ngủ xuyên đêm (từ tuần thứ 6) thì có thể xem xét đến vấn đề tập cho con quen với thời khóa biểu mới, trong đó giấc ngủ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm việc bú đêm.

Khi trẻ 6 tháng tuổi khoẻ mạnh, bạn không cần phải tiếp tục cho con bú đêm. Trừ một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc.

Cho bé vận động và hít thở không khí trong lành

Tạo điều kiện cho bé chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo, tắm nắng hoặc trải thảm chơi để bé chơi gần cửa sổ. Khi được vận động cơ thể và hít thở không khí  trong lành bé sẽ dễ ngủ hơn nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.

Dạy bé tự ngủ là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, bạn hãy đặt trẻ vào nôi hoặc góc riêng của bé rồi dỗ bé ngủ. không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Nếu bé đang còn bú dở dang, bạn nên kết hợp trò chuyện, hát,.. đến khi bé hoàn thành cữ bú, sau đó bạn hãy chuyển sang việc dỗ bé ngủ.

Thực phẩm giúp bé ngủ ngon

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm để giúp bé ngủ ngon hơn: các loại cá giàu onega-3, sữa và các sản phẩm từ sữa, chuối, hạt sen, trứng, ngũ cốc,…

5/5 - (2 bình chọn)
Managed by kienthucketoan.com DMCA.com Protection Status