Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Thủy đậu là một trong những căn bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh thủy đậu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy bệnh thủy đậu là gì và bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để cùng giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu hay còn gọi là phỏng rạ, cháy rạ, là một loại bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Virus Varicella zoster là loại virus có đặc tính phát ban nhiều đợt liên tiếp với các triệu chứng đi kèm như ngứa rát, sốt, nổi sẩn, mụn mủ, mụn nước, trên bề mặt da mọc vảy tiết và thường không để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào dù là người lớn hay trẻ em với một khả năng lây lan cao. Bên cạnh đó, đây là loại bệnh chỉ mắc một lần trong đời, tức là bệnh sẽ không mắc lại với những người đã bị bệnh hoặc với tỉ lệ mắc lại vô cùng thấp. Lý do là bởi lúc đó cơ thể đã sản sinh ra được một kháng thể để chống lại bệnh sau lần bệnh đầu tiên.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?
Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Con đường lây truyền bệnh thủy đậu

Thủy đậu được xem là một trong những căn bệnh dễ lây lan nhất, nhất là đối với những người chưa từng mắc thủy đậu. Trường hợp chưa được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì khả năng lây nhiễm bệnh có thể lên đến 90%. Bệnh thủy đậu có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng các con đường dưới đây:

Lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp

Khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho sẽ phát ra virus gây bệnh thủy đậu trong không khí, tồn tại ở dạng những giọt nước bọt rất nhỏ. Đây được gọi là phương thức lây truyền nhiễm trùng nhỏ giọt.

Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với trung gian

Sự tiếp xúc trực tiếp với mụn nước, vùng da viêm nhiễm của người bệnh là một trong những con đường lây nhiễm thủy đậu nhanh nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gián tiếp vào các vật dụng sinh hoạt cá nhân hay giường chiếu của người bệnh cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm.

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh thủy đậu cũng có thể sẽ lây truyền từ mẹ sang con. Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, bệnh có thể sẽ lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai hoặc sau khi sinh nở.

Ngoài ra, khi có tiếp xúc với người bị bệnh zona ( herpes zoster hay giời leo) thì người bình thường cũng có khả năng mắc thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu thì sẽ thường có nguy cơ mắc bệnh zona vào vài năm sau hoặc nhiều thập kỷ sau, bởi virus có khả năng tồn tại dai dẳng ở hệ thần kinh.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?
Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây

Đối với những người bị thay đổi hệ miễn dịch thì quá trình lây truyền bệnh có thể kéo dài hơn. Bên cạnh đó, đối với những người cảm nhiễm sống trong cùng một gia đình thì tỷ lệ tấn công thứ phát thường rơi vào khoảng 70 đến 90%. Đối với các bệnh nhân zona thì bệnh có thể lan truyền cho người bình thường trong khoảng một tuần sau khi ban mọc. Ngoài ra, cơ thể của người bệnh cảm nhiễm cũng có thể mắc bệnh sau khi phơi nhiễm trong khoảng 10 đến 21 ngày.

Ở các giai đoạn phát bệnh, khả năng lây nhiễm cao nhất là ở giai đoạn toàn phát, cụ thể là khi người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các nốt mụn nước trên khắp cơ thể. Sau giai đoạn này thì mức độ lây nhiễm được thuyên giảm, tuy nhiên nếu không được phục hồi sớm thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để có thể hạn chế được sự lây lan bệnh thủy đậu, bạn có thể tham khảo một vài biện pháp phòng chống bệnh dưới đây:

  • Kể từ khi phát bệnh, người bệnh nên được nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, hạn chế ra nơi đông người để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Người bệnh cần được cách ly tạm thời và hạn chế sinh hoạt chung với người khác.
  • Thường xuyên vệ sinh và thực hiện sát khuẩn đồ dùng của người bệnh.
  • Thực hiện rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, nếu có tiếp xúc gần với người đang bị bệnh thì phải dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng.

Trên đây là những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh thủy đậu và bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây. Qua đây, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình và cho gia đình để có thể phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
Powered by dulichvivu.com DMCA.com Protection Status