Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu | Nguyên nhân do đâu

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu là một tình trạng khá phổ biến. Đây là một hiện tượng không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi hiện tượng đổ mồ hôi đầu.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu 

Xét về mặt y học, đổ mồ hôi có mục đích làm mát cho cơ thể. Hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sẽ bị mất đi hoàn toàn nếu như trẻ tự điều chỉnh được thân nhiệt của mình bằng cách phối hợp hệ thần kinh với những cơ quan khác để hình thành nên sự cân bằng cho cơ thể. 

Thông thường, những trẻ ra mồ hôi nhiều là hiện tượng khá bình thường, nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể là do:

Trẻ Sơ Sinh Bị đổ Mồ Hôi đầu 1
Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu

Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc đổ mồ hôi đầu ở trẻ. Hệ thần kinh là một mạng lưới rất phức tạp, có chức năng mang thông điệp từ tuỷ sống và não đến những bộ phận khác của cơ thể và ngược lại. Ngoài ra, hệ thần kinh còn có khả năng kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa được hoàn thiện, việc điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể là điều rất khó khăn, do đó gây nên tình trạng đổ mồ hôi đầu.

Xem thêm:  Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Vị trí của tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi của người trưởng thành sẽ không bị hạn chế ở bất cứ phần nào của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì khác, trẻ sẽ không có tuyến mồ hôi ở nách. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tuyến mồ hôi ở nách có khả năng hoạt động mạnh nhất, việc thiếu tuyến mồ hôi nách là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đầu.

Do đang được cho bú

Khi trẻ đang thực hiện việc bú sữa mẹ, hiện tượng ra mồ hôi đầu có thể sẽ xuất hiện. Thông thường, các mẹ sẽ giữ đầu bé ở trong một tư thế nhất định khi đang bú. Hành động này sẽ khiến cánh tay mẹ liên tục truyền hơi ấm qua cho trẻ, khiến trẻ bị nóng và xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.

Nhiệt độ trong phòng quá nóng

Khi ở trong căn phòng nóng bức một thời gian dài, không những trẻ em mà người lớn cũng bị ra mồ hôi đầu. Hãy để con ở nơi có luồng không khi thoát mát để hiện tượng đổ mồ hôi đầu không có cơ hội xuất hiện.

Một số cách điều trị tình trạng đổ mồ hôi đầu ở bé

Đổ mồ hôi đầu không đáng lo ngại thế nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị đổ mồ hôi đầu cho bé được các bác sĩ chuyên khoa gợi ý:

Xem thêm:  Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Trẻ Sơ Sinh Bị đổ Mồ Hôi đầu
Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu
  • Cần bổ sung vitamin D cho trẻ. Khi có thể trẻ có đủ vitamin D, hiện tượng đổ mồ hôi sẽ có dấu hiệu giảm dần.
  • Cha mẹ nên giữ cơ thể trẻ luôn ở trong tình trạng thoáng mát. Đặt trẻ ở trong phòng ngủ rộng rãi, thoáng đãng sẽ nhanh chóng cải thiện hiện tượng đổ mồ hôi đầu.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ, luôn để trẻ trong tình trạng sạch sẽ.
  •  Hãy cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là sữa để có thể giúp cơ thể phát triển nhanh chóng.
  • Trước khi đi ngủ, không được cho trẻ ăn quá no. Đồng thời, không gây ra những chuyện khiến trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi. Nếu trẻ có cảm giác lo sợ thì tình trạng đổ mồ hôi đầu sẽ có nguy cơ xuất hiện.
  • Khi trẻ bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu, hãy dùng khăn mềm để thực hiện việc lau mồ hôi. Đây là cách làm giúp trẻ tránh khỏi hiện tượng cảm lạnh.
  • Cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Cha mẹ nên sử dụng các loại rau củ có tính ngọt, mát và nhiều dưỡng chất.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết xoay quanh đến vấn đề trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu. Hy vọng cha mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất để hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh cho trẻ. Khi thấy có những triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện để được điều trị dứt điểm.

DMCA.com Protection Status