Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là đủ
Theo lời khuyên đến từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Bộ Y tế Vương quốc Anh, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé bước sang tháng thứ 6 vì sữa mẹ và sữa công thức mới đủ để đáp ứng tốt cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.
Thực tế, khi bé ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi thì sữa vẫn là thức ăn chính, còn khi trẻ 5 tháng, mẹ vẫn có thể tập cho trẻ bắt đầu ăn dặm để quen dần với mùi vị thức ăn.
Mỗi bữa, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 muỗng thức ăn, khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Mẹ sẽ cho trẻ ăn từng chút một rồi mới bắt đầu tăng dần khẩu phần lên, sau khi trẻ quen có thể tăng thêm.
Mẹ cũng có thể cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm khi thấy trẻ có các biểu hiện sau:
- Miệng bé hay nhai tóp tép.
- Rất thích nhìn người khác ăn.
- Bé đã có thể ngồi khá vững.
- Bé có nhu cầu bú sữa nhiều hơn bình thường.
Thực đơn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo tuần
Với trẻ 5 tháng tuổi, thực đơn ăn dặm mới chỉ giai đoạn sơ khai, mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây:
Thời gian | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Lượng cháo | Ăn thử bột loãng với tỷ lệ 1:10. Lượng cháo trắng trong tuần đầu tiên này, chỉ khoảng từ 5-10ml. | Lượng cháo trắng tăng lên từ 15-25ml/bữa | Có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng từ 30-40ml | Duy trì hực đơn ăn dặm theo số lượng hợp lý với lượng như những tuần vừa trước. Sau khi bé đã quen bắt đầu quen dần với lượng tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày, |
Thực phẩm ăn kèm | Không nên cho ăn thêm thực phẩm | Bổ sung thêm rau củ như cà rốt, bí đỏ, bí xanh… | Đa dạng các loại rau như chùm ngây, cải bỏ xôi, su hào, rau bồ ngót | Bắt đầu cho bé làm quen với các loại thịt, cá… |
Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất?
Thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé cũng cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo 4 nhóm chất quan trọng:
Nhóm chất tinh bột: bao gồm gạo, bún, mì,…
- Nhóm chất béo: dầu ăn (có nhóm dầu ăn riêng cho bé), mỡ động vật, bơ,…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, trứng, cua, tào phớ,…
- Nhóm chất xơ: rau và hoa quả tươi
Khi mới ăn dặm, các mẹ nên cho bé bắt đầu làm quen với 1 loại thực phẩm/ bữa. Khi bé đã lớn hơn và làm quen với thức ăn nhiều hơn (khoảng từ 8 – 9 tháng tuổi) mẹ có thể cho bé ăn đa dạng nhóm chất hơn. Các mẹ nên chú ý để ý trong quá trình làm quen với thức ăn các bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không để tránh không cho bé ăn lại những loại thực phẩm đó. Thức ăn của bé cần được say nhuyễn hoặc các mẹ có thể nhá thức ăn cho các bé bởi trong giai đoạn này bé chưa thể tự nhai thức ăn.
Nhiều mẹ chỉ cho các bé ăn phần nước không ăn thức ăn, cách cho ăn như vậy là sai bởi bé cũng cần được ăn cả phần cái mới có đủ chất dinh dưỡng.
Vì trong giai đoạn này bụng các bé còn yếu, nên các mẹ hãy cho bé ăn thức ăn mới, thay đổi món thường xuyên, không nên cho bé ăn mãi một món, cũng không nên để thức ăn từ bữa này qua bữa khác. Có thể cho bé uống thêm nước trái cây ép để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
Một số nguyên tắc về cách chọn loại thực phẩm cho bé
- Hãy chọn những loại thực phẩm giàu năng lượng (sắt, canxi, kẽm, các loại vitamin A, C và folate…) có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sữa, hải sản…
- Hãy chọn những thực phẩm sạch và an toàn: Không có tác nhân gây hại, không chứa chất độc, không có xương hay miếng cứng.
- Không nên chọn những loại thực phẩm cay, nóng, mặn. Hãy chọn những loại thực phẩm dễ ăn, bé thích ăn.
- Chọn các loại thực phẩm dễ mua, dễ kiếm, dễ nấu và giá hợp lý.
- Ngoài ra, cũng cần chú ý tới vấn đề vệ sinh trong chế biến và khi cho bé ăn.
Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
Khi ăn dặm, các mẹ thường mắc phải một số sai lầm, các mẹ cần tránh để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa ăn uống đúng cách.
Ép trẻ ăn quá nhiều
Nhu cầu của bé thay đổi rất nhanh theo từng tuần tuổi, cân nặng của bé cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, sữa vẫn là thức ăn chính của bé. Các mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa phải không nên ép các bé ăn quá nhiều, điều đó có thể khiến các bé chán ăn.
Không ăn quá nhiều chất đạm
Mỗi nhóm chất là có vai trò quan trọng khác nhau. Các mẹ nên cân bằng các nhóm chất để trẻ có thể tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nếu sử dụng quá nhiều thức ăn có lượng đạm cao sẽ khiến trẻ bị rồi loạn tiêu hóa, biếng ăn.
Chỉ cho ăn nước, không ăn cái
Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho bé các mẹ phải cho bé ăn đầy đủ các nước và thức ăn. Quan điểm ninh nhừ chất dinh dưỡng sẽ nằm hết ở phần nước là sai lầm.
Một số món ăn dặm cho trẻ 5 tháng
Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày còn tùy vào nhu cầu của từng trẻ, bên cạnh đó, nếu mẹ còn chưa biết nên cho trẻ ăn gì, và cách chế biến như thế nào thì có thể tham khảo 2 món sau:
Món cháo trắng
Mẹ cần vo gạo tẻ, tuy nhiên, nên vo vừa phải để tránh mất chất rồi cho vào nồi đun tầm 1 tiếng, khi cháo bắt đầu sôi thì nên vặn nhỏ lửa rồi bắt đầu khuấy đều. Lúc cháo chín và thật mềm, mẹ bắc nồi khỏi bếp và cho 1 thìa dầu ăn vào. Mẹ để cháo nguội rồi cho trẻ ăn.
Món bột súp lơ xanh với khoai lang
Mẹ lấy 175g khoai lang đem lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Súp lơ xanh rửa thật sạch.
Cho khoai vào nồi, cho thêm nước vừa đủ rồi đun sôi tầm 5 phút. Lấy tầm 100g súp lơ xanh cho vào nồi nấu thêm 5 phút. Đổ 30ml sữa bình thường của trẻ vào nồi trộn đều lên. Nấu tiếp cho đến khi thấy hỗn hợp chín nhuyễn là được.