Tiêu chảy là một tình trạng xảy ra với bất kỳ mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh nhất. Với tính chất dễ hấp thu và dễ ăn, cháo đang là sự lựa chọn phổ biến của các mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy.
Một số cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu thức ăn sẽ bị giảm so với bình thường nhưng vẫn có thể hấp thu qua đường ruột khoảng 60% lượng thức ăn. Sử dụng cách nấu cháo để chấm dứt tình trạng tiêu chảy vẫn mang lại hiệu quả rất cao. Bạn cần áp dụng đối với các trẻ có độ tuổi từ 6 tháng trở lên.
Cháo là món ăn giúp quá trình tiêu hoá ở trẻ trở nên dễ dàng hơn và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Hiện nay, có khá nhiều món cháo giúp trẻ có thể điều trị tình trạng tiêu chảy và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Dưới đây là cách nấu một số món cháo thường được các mẹ tin dùng và áp dụng:
Cháo bí đỏ nấu với thịt gà
Để nấu được món ăn này, bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau:
- Bí đỏ: Trọng lượng khoảng 50g.
- Thịt gà: Trọng lượng khoảng 50g.
- Gạo tẻ: Trọng lượng khoảng 80g.
- Gia vị: 2 muỗng cà phê dầu ăn, một ít muối và 300ml nước dùng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn hãy chế biến theo hướng dẫn dưới đây:
- Băm thịt gà thành những miếng nhỏ, sau đó cho từ 2-3 thìa nước lọc vào rồi tiến hành khuấy đều.
- Thái bí đó ra thành từng miếng rồi hấp chín, tiếp đến cho vào máy xay để làm nhuyễn.
- Tiếp đến, hãy cho gạo tẻ và nước vào nồi, đợi khoảng 5 phút rồi cho hết bí đỏ và thịt gà vào cùng. Thêm một lượng muối vừa đủ vào cháo để món ăn trở nên hài hoà hơn.
- Khi cháo đã chín, hãy cho cháo ra tô. Sau đó, bạn hãy cho thêm hai muỗng dầu ăn dinh dưỡng vào rồi tiến hành khuấy đều. Đợi đến khi cháo đỡ nóng thì cho trẻ ăn.
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen không những bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể trẻ mà còn có thể điều trị tiêu chảy rất nhanh chóng. Nguyên liệu để chế biến bao gồm:
- 50g gạo tẻ
- 100g hạt sen
- 50g củ mài
- 15g quả hồng xiêm non
- 20g đường phèn
Bạn hãy nấu theo cách sau đây để có thể giúp trẻ dễ ăn và ngon miệng hơn:
- Giã nhỏ quả hồng xiêm, sau đó tiến hành đun sôi rồi lọc lấy nước
- Sấy khô hạt sen, củ mài và gạo tẻ rồi thực hiện công đoạn tán thành bột. Tiếp đến, bạn hãy cho tất cả cùng với nước hồng xiêm vào nồi rồi đun nhỏ lửa. Khi cháo chín, cho thêm một ít đường phèn vào.
- Các mẹ nên cho trẻ ăn liền khi cháo còn đang ấm để có thể giảm được tình trạng tiêu chảy một cách hiệu quả.
Các thực phẩm không nên ăn khi bé bị tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy, nếu cha mẹ cho bé dùng những món ăn không thích hợp bởi có thể khiến tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng khá lớn đến với sức khỏe trẻ. Không nên cho bé ăn các thực phẩm có nhiều đường như kẹo, bánh, nước giải khát. Những thành phần trong các món ăn này sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho con ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hoặc có quá ít chất dinh dưỡng, chẳng hạn như măng, rau cần, hạt đỗ, hạt ngô…
Khi bé bị tiêu chảy, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm vì vậy không để trẻ ăn những thức ăn chưa được nấu chín như gỏi cá, tiết canh, rau sống, mắm tôm, mắm tép, nem chua… Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lã vì các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, khiến tình trạng tiêu chảy diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu qua nhiều cách mà trẻ vẫn không có dấu hiệu hồi phục, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị dứt điểm.
Bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể các cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy. Hy vọng có thể giúp cơ thể trẻ chấm dứt được tình trạng tiêu chảy và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Các mẹ hãy áp dụng những phương pháp nấu cháo trên để giúp bé ăn ngon miệng và đạt được hiệu quả cao nhất.