Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần là điều rất quan trọng để có thể sớm phát hiện ra các dị thường xuất hiện ở bào thai. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng sẽ đảm bảo được sự an toàn cho thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề chỉ số thai nhi, mời bạn đọc tham khảo.
Các chỉ số thai nhi theo tuần
Tiến hành siêu âm có thể cho ra được các chỉ số của thai nhi một cách tương đối chính xác, giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của con. Bác sĩ sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng của bào thai, phát hiện ra các vấn đề bất thường nếu có. Thế nhưng, sẽ rất khó khăn đối với các bậc phụ huynh khi nhìn vào kết quả siêu âm. Họ sẽ khó có thể hiểu được hết những thông tin ghi trên phiếu mà bác sĩ không nói tới.
Sau đây là bảng các chỉ số thai nhi theo từng tuần, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn và thuận tiện theo dõi sức khoẻ của con:
Thông thường, khoảng thời gian từ khi bắt đầu thụ thai cho đến lúc trẻ được ra đời sẽ kéo dài trong vòng 40 tuần. Từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai có kích thước rất nhỏ. Các thiết bị siêu âm hầu như không thể nhìn thấy hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu các mẹ chưa thấy được túi thai thì không cần quá lo lắng vì thai nhi có thể ẩn nấp ở một góc nào đó của tử cung. Đến tuần thứ 4-7, các mẹ cần phải chú ý đến đường kính túi thai và chiều dài đầu mông của thai nhi. Vào tuần thai thứ 6 thì đường kính của túi thai có kích thước từ 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7 có thể quan sát được khá chính xác chiều dài đầu mông.
Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết
Việc nắm bắt được các khoảng thời gian cần thiết để khám thai là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là các mốc mẹ bầu không nên bỏ qua:
Thai nhi ở tuần thứ 7-8
Đây là thời gian tiến hành siêu âm để xác định được chính xác tim thai, chiều dài của phôi và kích thước túi ối. Siêu âm ở tuần 7-8 sẽ giúp bạn biết được thai nhi có đang phát triển tương thích với túi thai hay không.
Thai nhi ở tuần 11-13
Khoảng thời gian này được xem là thời điểm vàng để phát hiện ra những vấn đề bất thường của thai nhi. Siêu âm sẽ dự đoán được các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể, qua đây có thể tiến hành test để sàng lọc bệnh Down.
Thai nhi ở tuần 16-18
Ở tuần 16-18, mặt, mũi, chân, tay… của thai nhi được hình thành khá rõ ràng và có thể nhìn thấy được qua siêu âm. Đây là thời điểm bác sĩ có thể phát hiện được các tình trạng bất thường về hình thái của thai nhi. Nếu ở thai nhi xuất hiện những biểu hiện bất thường thì sẽ có sự can thiệp kịp thời, hạn chế được tối đa các biến chứng khi trẻ được sinh ra đời.
Thai nhi ở tuần 22-24
Giai đoạn này có thể giúp mẹ bầu biết được thai nhi có bị vấn đề về dị tật bẩm sinh, phổi… hay không.
Thai nhi ở tuần 26-28 tuần
Đây là thời điểm giúp rà soát các dị tật muộn, cụ thể như giãn thận, não thất… Các mẹ cũng nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường trong giai đoạn này.
Thai nhi ở tuần 30-32 tuần
Siêu âm ở tuần thai 30-32 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định được rau, ngôi thai, ối tiên lượng sinh. Các mẹ nên áp dụng phương pháp siêu âm 4D để đem lại hiệu quả cao nhất.
Thai nhi ở tuần 35
Siêu âm ở tuần 35 giúp kiểm tra được trọng lượng thai, dây rốn, nước ối,…
Thai nhi sau tuần thứ 35
Các mẹ không nên chủ quan ở thời điểm này. Cần theo dõi kĩ cử động của thai, nếu như thai đạo ít hoặc trong 4 tiếng mà không cử động thì thai nhi đã gặp vấn đề. Mẹ bầu cần phải điều trị kịp thời để đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp cụ thể các chỉ số thai nhi theo tuần. Hy vọng cha mẹ có thể theo dõi để biết được tình trạng của bào thai. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường, hãy đến các bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.