Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Trong quá trình mang thai, thai phụ thường có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. Nếu chỉ số đường huyết cao có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ và an toàn là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về vấn đề này.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (hay còn gọi là chỉ số tiểu đường) được viết tắt là GI (Glycemic Index). Đây là chỉ số phản ánh nồng độ đường huyết trong máu, được đo bằng đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Nhờ dựa vào chỉ số này mà thai phụ có thể biết được mình có bị tiểu đường hay không.

 Chỉ số đường huyết sẽ thay đổi liên tục trong ngày, vì thế sẽ phụ thuộc vào thời gian đo, phương pháp tiến hành và những gì đã ăn trước đó. Do vậy thai phụ nên so sánh kết quả đo trước, sau khi ăn và lúc đói để có kết quả chính xác nhất.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ ?

Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là bình thường
Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là bình thường

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng như cầu cho cả mẹ và bé, cho nên, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn so với những người không mang thai.

Chỉ số đường huyết bình thường và an toàn với thai phụ dựa trên kết quả đo được ở mức như sau:

  • Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau ăn 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp sức khỏe của mẹ và bé luôn ổn định.

Cách theo dõi chỉ số đường huyết thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Để có thể tiết kiệm thời gian mỗi lúc đi thăm khám và dễ dàng, chủ động trong việc theo dõi chỉ số đường huyết khi mang thai, thai phụ có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Chỉ với một chiếc máy đo chỉ số tiểu đường tại nhà, thai phụ có thể tự đo đường huyết bất cứ lúc nào.

Các mẹ nên thử đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn), sau bữa ăn từ 1-2 giờ, trước khi ngủ và bất cứ thời gian nào carmt hất mệt hay có dấu hiệu hạ đường huyết. Trong trường hợp cảm thấy chỉ số đường huyết bất ổn, thai phụ phải thông báo nhanh với bác sĩ để có hướng khắc phục sớm nhất.

Chỉ số đường huyết thai kỳ tăng cao gây hậu quả ra sao?

Nếu chỉ số đường huyết trong quá trình mang thai tăng quá cao sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho mẹ và bé. Những trường hợp sau đây có thể xảy ra:

Đối với mẹ

– Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;

– Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường;

– Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, bởi phần thân dưới của bé quá to;

– Gây sảy thai, thai chết lưu;

– Băng huyết sau khi sinh.

Đối với bé

– Bé được sinh thường dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn là các bé bình thường;

– Bé bị tụt canxi sau khi chào đời;

– Nguy cơ dị tật cho thai nhi.

Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Vì thế cho nên bạn hãy đọc qua chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ ngay bây giờ để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cách duy trì chỉ số đường huyết an toàn cho thai phụ

Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là bình thường
Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là bình thường

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Như chúng ta đều biết, một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ mà còn giúp cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày mang bầu đầy mệt mỏi. Các mẹ hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất dinh dưỡng còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Để đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của thai phụ, các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng như sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thai phụ có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày. Từ đó, các mẹ lập ra kế hoạch ăn uống cho bản thân và thực hiện nghiêm túc theo các kế hoạch đã đề ra. Như vậy, mẹ sẽ hoàn toàn an tam chỉ số đường huyết không tăng quá cao và hạn chế được nhiều nguy cơ gây đáo tháo đường khi mang thai.

Tăng cường vận động hợp lý

Vận động là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu cải thiện chỉ số đường huyết thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để cùng thiết lập nên một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của sản phụ. Các bài tập thể dục như đi bộ, bơi lội hay các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng rất hiệu quả. Trong lúc tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố giúp bạn cảm thấy thoải mái, lạc quan và hạn chế stress trong quá trình mang thai.

Hơn nữa, sau mỗi bữa ăn vận động sẽ giúp chỉ số thai kỳ không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sự dẻo dai và hoạt động của tim mạch.

Bài viết trên đã cung cấp một cách khá đầy đủ cho bạn đọc về thông tin chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ rồi đúng không? Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để giữ gìn sức khỏe trong quá trình mang thai!

Developed by yeucongngheso.com DMCA.com Protection Status