Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là một hiện tượng khá phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu các nguyên dẫn đến hiện tượng này để nhanh chóng khắc phục được tình trạng trên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, mời bạn đọc tham khảo.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cơ thể trẻ dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Thông thường, hệ hô hấp có vấn đề là nguyên nhân chính khiến trẻ rơi vào tình trạng trên. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân thường gặp như:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Nhưng Không Chảy Nước Mũi1 Min
Chỉ số thai nhi từ tuần 21 đến tuần 40

Trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, hiện tượng giao mùa xuất hiện thì mũi của trẻ sẽ bắt đầu có sự nhảy cảm. Khi đó, trẻ thường hay hắt hơi và nghẹt mũi. Vì hiện tượng này kết thúc trong một thời gian ngắn nên sẽ trẻ sẽ không bị chảy nước mũi. Thế nhưng, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ hắt hơi liên tục, kéo dài. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tổn thương niêm mạc mũi. 

Trẻ bị cảm cúm

Cảm cúm là tình trạng thường gặp và sẽ chấm dứt trong vòng 3-5 ngày. Vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn khá yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng. Nếu rơi vào mức độ nhẹ, trẻ sẽ có các biểu hiện như sụt sịt, khò khè và không bị chảy nước mũi. Thế nhưng, nếu trẻ bị cảm cúm nặng có thể dẫn đến ho kéo dài, quấy khóc, chán ăn, khó thở…

Mũi trẻ bị vướng dị vật

Dị vật tồn tại ở trong mũi sẽ cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và có dấu hiệu nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành làm sạch vùng mũi, khi đó việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ khoảng 8 tuần tuổi thường mắc phải tình trạng này, cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ con một cách tốt nhất.

Môi trường xung quanh tác động

Nếu trẻ sơ sinh ở trong một môi trường không sạch sẽ, không khí bị ô nhiễm thì nguy cơ mắc phải tình trạng nghẹt mũi sẽ rất cao. 

Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng cha mẹ cũng không được để cơn nghẹt mũi kéo dài. Sau đây là một số biện pháp điều trị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Nhưng Không Chảy Nước Mũi Min
Chỉ số thai nhi từ tuần 21 đến tuần 40

Giữ ấm vùng ngực, cổ

Cổ và ngực là hai bộ phận nhạy cảm đối với trẻ sơ sinh cũng như người lớn. Hãy luôn để vùng ngực, cổ trong trạng thái ấm áp. Đây là phương pháp ngăn chặn tối đa những cơn nghẹt mũi xuất hiện.

Dọn dẹp nơi ở

Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ có một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và tạo được sự thoải mái. Nếu xuất hiện nhiều bụi bẩn có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi và cảm lạnh bất kỳ lúc nào.

Chế độ bú hợp lý

Mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách cho con bú sữa mẹ đều đặn. Trong trường hợp bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu nước diễn ra. Lưu ý, các mẹ nên chia nhỏ các lần bú để tạo được sự thoải mái cho trẻ và không gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi.

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách

Đây là cách làm đem lại hiệu quả cao nhất khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Mẹ nên vệ sinh bằng dung dịch nước muối sinh lý, thực hiện theo đúng chỉ dẫn để quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. Chỉ nên vệ sinh vùng mũi 2 lần/ngày, không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Hy vọng có thể giúp cha mẹ thoát khỏi những lo lắng không đáng có và bảo vệ sức khoẻ của trẻ một cách tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Powered by sanphamxachtay.com

DMCA.com Protection Status