Trẻ hay khóc đêm là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ, đồng thời khiến cho bố mẹ lo lắng vô cùng. Vậy hiện tượng trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân là bệnh gì và có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé!
Hiện tượng trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Khóc về đêm hay còn gọi là khóc dạ đề là hiện tượng khá phổ biến, nhất là ở các bé dưới 6 tháng tuổi. Trẻ sẽ thường bị giật mình, khó ngủ, thậm chí khóc thét cả đêm chỉ bởi một vài tiếng động nhỏ.
Khóc đêm ở trẻ là một trong những hiện tượng bình thường và thường không có gì đáng lo ngại. Thông thường, nhiều trường hợp trẻ hay khóc đêm mà không rõ nguyên nhân có thể sẽ biến mất vào các ngày sau đó. Hành trình chăm sóc các con vất vả và đòi hỏi mẹ phải có kiên nhẫn. Nếu thấy con khóc đêm, trước hết mẹ cần giữ bình tĩnh và cố gắng tìm cách để làm cho con thoải mái như massage, chơi với con…
XEM THÊM: Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc?
7 Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khóc đêm
Trẻ nhỏ hay khó chịu và khóc đòi mẹ là tình trạng bình thường, tuy nhiên ở một số trường hợp khi bé quấy khóc quá nhiều, đặc biệt khóc vào ban đêm thì mẹ cần để ý. Vì có thể khi bé khóc đêm sẽ do một số bênh lý gây ra, bố mẹ cần biết để điều trị và phong tránh cho bé. Điểm qua một số nguyên nhân bé quấy khóc vào ban đêm sau đây:
Trẻ chưa hình thành chu kỳ ngủ
Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa được hình thành một chu kỳ ngủ ổn định. Thông thường, trẻ sẽ ngủ khoảng 8 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm, tuy nhiên, các giấc ngủ của trẻ sẽ không được liền mạch khiến trẻ hay tỉnh bất chợt và quấy khóc. Cho đến khoảng 3 tháng tuổi, trẻ mới có những giấc ngủ liền mạch và sâu hơn, nhờ đó mà tình trạng khóc đêm cũng được giảm.
Khóc đêm do đói bụng
Dạ dày của trẻ rất nhỏ, vì thế mà trẻ sẽ nhanh đói và nhanh no hơn người lớn. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn sau vài giờ và chia nhỏ các bữa ăn. Đồng thời, nếu trẻ không được bú đúng giờ sẽ rất dễ bị đói và quấy khóc.
Nếu bé
Bé có vấn đề về tiêu hóa
Tiêu hóa không tốt là một trong những lý do làm cho trẻ khóc đêm. Trong đó, nguyên nhân có thể xảy ra là trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, vào thời điểm này mẹ nên đặc biệt chú ý tới con hơn. Nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng chướng bụng, “xì hơi” nhiều mà không đi đại tiện được thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Bé tiểu dầm gây khó chịu
Khi trẻ tiểu nhiều vào ban đêm mà không được thay tã lót kịp thời sẽ khiến trẻ khó chịu và dễ khóc. Trẻ sẽ “báo tín hiệu” cho mẹ bằng cách lăn qua lăn lại và cựa quậy. Do đó, mẹ nên lưu ý không cho trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ và nắm chu kỳ tiểu để thay tã cho trẻ một cách chủ động hơn.
Do một số bệnh lý
Trẻ khóc đêm cũng có thể do sức khỏe gặp nhiều bất thường, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi, phải thở bằng miệng khiến miệng bị khô, khó chịu, vì thế mà dễ quấy khóc. Điều mẹ nên làm là vệ sinh vùng xoang mũi của trẻ thật sạch sẽ để bé dễ dàng hít thở và ngủ ngon hơn.
Nhiệt độ và tiếng ồn gây ảnh hưởng đến bé
Những âm thanh bất ngờ và to thường dễ khiến trẻ giật mình và khóc. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn được yên tĩnh để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn. Nhiệt độ phòng cũng là một vấn đề cần lưu ý, không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi ngủ.
Vui chơi quá mức vào ban ngày
Khả năng ức chế của cơ thể trẻ em còn kém nên mẹ hạn chế cho trẻ hoạt động quá mức. Đây chính là nguyên nhân làm cho trẻ hay quấy khóc và giật mình khi ngủ, bởi não bộ của trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn.
Những việc mẹ cần làm khi trẻ khóc đêm
Trẻ khóc đêm mà không rõ nguyên nhân, thường xuyên giật mình, ngủ không đủ giấc…có thể gây nguy cơ chậm phát triển và nhiễm khuẩn. Do đó, để hạn chế được tình trạng này, bố mẹ nên:
- Khi trẻ bị giật mình, bố mẹ không nên vỗ lưng hay cho bú mà nên quan sát xem trẻ có tiếp tục ngủ không. Chỉ dỗ dành và cho bú khi trẻ khóc thật to và có các cử động mạnh.
- Hạn chế đắp nhiều chăn cho trẻ.
- Tránh những nơi có tiếng ồn và nơi có đèn quá sáng khi cho trẻ ngủ để trẻ không bị giật mình và thức giấc.
- Bổ sung nhiều canxi, vitamin D cho trẻ để hạn chế được tình trạng còi xương, bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khóc đêm ở trẻ.
- Trong một số trường hợp, nếu bé khóc đêm dai dẳng, khóc thét kèm theo các biểu hiện bất thường,… Mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân. Tránh trường hợp để lâu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Kết luận: Bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, từ đó có những hướng khắc phục kịp thời. Nếu tình trạng khóc đêm xảy ra trong thời gian dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu về sau. Ngoài những lưu ý trên mẹ cần tham thảo thêm ý kiến của bác sĩ về thói quen sinh hoạt cũng như giấc ngủ của bé để chăm sóc bé tốt hơn nhé!
>>> THAM KHẢO THÊM: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm