Giai đoạn mới sinh và đang cho con bú, các chị em thường chưa có kinh nguyệt lại. Vì chưa có kinh nguyệt nên chị em vô tư quan hệ mà không sử dụng các biện pháp tránh thai và cho rằng sẽ không thể mang thai ở giai đoạn này. Suy nghĩ này hoàn toàn sai vì chị em vẫn có khả năng mang thai ở giai đoạn này đấy. Bài viết này sẽ gửi đến các chị em một số dấu hiệu có thai khi đang cho con bú.
Mang thai sớm sau khi sinh?
Sau khi sinh, chị em phụ thường thường dùng cách cho con bú mẹ để tránh thai vì lúc này nội tiết tố prolactin bận làm nhiệm vụ tiết sữa sẽ làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Biện pháp này không nên áp dụng vì theo các bác sĩ không phải lúc nào nội tiết tố prolactin cũng hoạt động nên việc các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vẫn có khả năng mang thai.
Việc mang thai sớm sau khi sinh không tốt cho cả mẹ và em bé. Vì nếu giữ lại bé thì cả mẹ và bé sẽ bị thiếu rất nhiều chất: canxi, thiếu sắt, thiếu máu… do vừa mới sinh cơ thể người mẹ chưa kịp hồi phục và vừa phải chăm con. Nếu phá thai sau sinh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tử cung của người mẹ vì tử cung chưa hồi phục hoàn toàn gây ra các biến chứng: nhiễm trùng, thủng tử cung…
5 Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú mẹ cần biết sớm!
Nghi ngờ bản thân đang có dấu hiệu mang thai khi cho con bú các chị em cho thể tham khảo các điều sau đây:
Tức ngực và đau núm vú
Các mẹ thường nghĩ khi cho con bú thì việc tức ngực và đau núm vú là chuyện hết sức bình thường. Nhưng việc tức ngực và đau núm vú hoàn toàn không phải do cho con bú gây ra đâu. Khi gặp hiện tượng tức ngực và đau núm vú khi đang cho con bú thì có lẽ bạn đã mang thai sớm sau sinh đấy. Để chắc chắn hơn về việc đã có thai hay chưa bạn nên sử dụng que thử thai và đi khám bác sĩ để có được kết quả chính xác hơn.
Buồn nôn mỗi khi thức dậy
Sau mỗi giấc ngủ sẽ bổ sung một lượng lớn năng lượng để bắt đầu một ngày mới, thế nhưng ở phụ nữ đang mang thai khi cho con bú sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và buồn nôn mỗi khi thức dậy. Nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại thì có thể là các chị em đã mang thai.
Ốm nghén
Các chị em vẫn sẽ có hiện tượng ốm nghén như khi có thai thông thường. Chủ yếu cảm giác ốm nghén như buồn nôn, choáng váng, đau đầu, xây xẩm mặt mày xuất hiện vì cơ thể chị em đang có sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố. Cùng với việc cơ thể chúng ta chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh, chất dinh dưỡng đang phải đáp ứng cơ chế cung cấp sữa thì triệu chứng ốm nghén sẽ tương đối rõ ràng và khó chịu.
Thường xuyên cảm thấy khát
Cơ thể sẽ chuyển hóa phần lớn lượng nước được nạp vào thành sữa, sau khi em bé bú cơ thể lại tiếp tục yêu cầu lượng nước mới để tiếp tục sản xuất sữa, đây giống như một vòng tuần hoàn vậy. Và đó chính là lý do khiến chị em bị khát, thế nhưng nếu cảm giác khát nước của chị em ngày càng rõ rệt và bất thường và nhanh khát hơn bình thường thì cũng có thể chị em đang mang thai.
Khi phát hiện ra mình mang thai thì mẹ bỉm cần bổ sung một lượng nước lớn để tạo nhiều sữa thế nhưng việc thường xuyên cảm thấy khát nước cũng là một dấu hiệu mang thai sớm sau khi sinh.
Bé sẽ không thích bú sữa mẹ
Các em bé có mẹ đang mang thai sẽ ít bú hoặc bỏ bú vì sữa mẹ đã không còn ngọt, thơm, xuất hiện vị chua do nội tiết tố bên trong người mẹ thay đổi vì đang mang thai.
Tăng cảm giác đói thường xuyên hơn
Các mẹ bỉm cho con bú thường chia sẻ tình trạng dễ đói dù vừa mới ăn no. Nếu mẹ bỉm mang thai trong thời gian cho con bú, cảm giác đói có xu hướng rõ rệt và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn hẳn. Dấu hiệu đói không được ưu tiên xếp lên trên vì thực tế đây là dấu hiệu khá mơ hồ. Kinh nghiệm đưa ra là mẹ bỉm nên đối chiếu dấu hiệu này cũng như kiểm tra xem mình còn dấu hiệu báo mang thai nào nữa hay không. Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không phải là một triệu chứng duy nhất, chúng thường đi cùng nhau thành các dấu hiệu lớn.
Có nên tiếp tục cho con bú khi đang mang thai?
Sữa mẹ rất tốt cho các con nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu nên việc cho con ngừng bú cũng là một nỗi lo lắng cho các bà mẹ. Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia, cho con bú khi đang mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé. Khi vừa mang thai vừa cho con bú sẽ dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không dẫn đến hiện tượng sinh non nên các mẹ có thể an tâm cho con bú nếu sức khỏe và sự phát triển của thai nhi bình thường.
Các mẹ mang thai từ 4 – 5 tháng, vú của người mẹ sẽ tiết ra sữa non rất tốt cho bé mới sinh. Các mẹ lo lắng cho bé đầu bú thì bé sau sẽ không nhận được sữa non nữa. Nếu đang lo lắng về vấn đề này thì các mẹ vẫn cứ yên tâm cho bé đầu tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa non sẽ tiếp tục tiết ra cho đến khi người mẹ chuyển dạ. Tuy nhiên vấn đề ở đây là các mẹ có đủ nguồn sữa để cung cấp cho cả hai thiên thần hay không. Nếu chỉ đủ lượng sữa cho một bé thì khuyên các mẹ nên ưu tiên cho bé vừa sinh nhé.
>>>> XEM NGAY: Những điều cần tránh khi mang thai, thực phẩm tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu
Kết luận: Mang thai sớm sau khi sinh là điều không tốt và các mẹ phải vừa chăm con vừa mang thai thì khá khó khăn. Sau khi sinh tầm 30 – 45 ngày thì các chị em sẽ có khả năng mang thai lại. Các chị em nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh thai ở giai đoạn này, vì mang thai quá sớm sẽ không đảm bảo đủ sức khỏe nuôi thai cũng như làm gián đoạn đến quá trình bú sữa mẹ của con nhỏ. Bài viết về dấu hiệu có thai khi đang cho con bú hi vọng giúp các chị em cập nhật các thông tin bổ ích.