Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình| Nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ mới sinh khoảng 1 – 2 tháng đầu tiên. Vậy nguyên nhân là gì? Hiện tượng này có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không? Mời các bạn cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình
Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

Hiện tượng này có thể do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Cụ thể là: 

Nguyên nhân sinh lý

  • Đây là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, cũng giống như phản xạ tìm vú mẹ để bú. Tên khoa học của phản xạ này là Moro, đặc trưng ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do bé chuyển môi trường sau khi sinh, từ trong tử cung người mẹ ra ngoài tự nhiên nên sẽ tự tạo phản xạ hay giật mình. Hiện tượng này sẽ tự kết thúc khi bé được 3 – 6 tháng tuổi.
  • Một số tác động bên ngoài khiến bé hay giật mình như môi trường ngủ của bé không yên tĩnh, thoải mái, quá sáng hoặc có nhiều tiếng ồn xung quanh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Khi bé cảm thấy lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thì cũng là nguyên nhân khiến bé hay bị giật mình khi ngủ.
  • Ngoài ra, bé sơ sinh cũng có thể mơ thấy ác mộng. Bé sẽ bị giật mình và quấy khóc khi mơ thấy ác mộng. Lúc này, cho mẹ nên bế, ôm và dỗ dành để bé cảm thấy an toàn.

Nguyên nhân bệnh lý

Những căn bệnh gây ra hiện tượng trên mà cha mẹ cần chú ý là:

  • Thiếu hụt canxi: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bé hay giật mình khi ngủ. Thiếu hụt canxi còn có những biểu hiện khác như dẫn đến còi xương, mọc răng chậm, hay ra mồ hôi, rụng tóc vành khăn. Cha mẹ nên bổ sung cho bé canxi và tắm nắng cho bé hợp lí.
  • Trào ngược dạ dày hoặc đầy hơi: Khi bú, bé sẽ nuốt cả không khí vào bụng nên bụng bé sẽ bị đầy hơi, gây trào ngược dạ dày khiến bé nôn ói. Điều này cũng khiến bé hay giật mình giữa đêm. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là mẹ nên bế thẳng và áp sát người bé vào người mẹ, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi ra ngoài rồi sau đó cho bé nằm lại.
  • Do một số bệnh lý: Những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như viêm họng, nghẹt mũi, giun kim hay viêm tai giữa cũng là nguyên nhân chính khiến bé hay bị giật mình khi ngủ vì chúng gây ra sự khó chịu, bứt rứt trong người và hay quấy khóc. Những căn bệnh nguy hiểm khác là bệnh tim, suy nhược cơ thể, thiếu máu,.. cũng khiến bé mơ hoảng, hay bị giật mình và khóc lớn.
  • Hệ thần kinh não bị tổn thương: Trường hợp này khá hiếm nhưng khi xảy ra cũng sẽ khiến bé hay bị giật mình. 

Hậu quả khi trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ

Hiện tượng bé hay bị giật mình nếu kéo dài trong thời gian dài mà không điều trị có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như:

Bé chậm lớn

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Bé ngủ ngon sẽ giúp kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 – 5 lần so với thông thường. Hơn nữa điều này cũng giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt hơn. Nếu thường xuyên giật mình, ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Làm giảm khả năng nhận thức

Đối với trẻ sơ sinh, bộ não của bé chưa được phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Nếu trẻ thường giật mình, ngủ không ngon, quấy khóc ban đêm sẽ khiến khả năng nhận thức bị giảm mạnh, khả năng xử lý tình huống sẽ kém hơn so với bình thường. Hơn nữa, hiện tượng này còn gây ra những triệu chứng như giảm quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, suy yếu hệ miễn dịch,..

Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình1
Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

 

Cách khắc phục tình trạng bé hay giật mình

Các mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng những cách sau:

  • Cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, môi trường thoáng mát, thoải mái, hạn chế ánh sáng mạnh và những tiếng ồn xung quanh.
  • Giữ bé sát với cơ thể người mẹ một lúc lâu rồi hẵng đặt bé xuống. Đặt bé nhẹ nhàng và chỉ thả ra khi lưng bé đã đặt vào nệm..
  • Quấn khăn giúp hạn chế chuyển động khi ngủ của bé, giúp xoa dịu cơ thể của bé.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các mẹ hiểu rõ về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình cũng như cách xử lý hiện tượng trên. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các mẹ để ý và chăm sóc bé tốt hơn, giúp bé phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Các mẹ nên chú ý nếu tình trạng hay bị giật mình ở bé kéo dài thì nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Designed by petreviewz.com DMCA.com Protection Status