Đau mắt đỏ là một tình trạng phổ biến hiện nay, xảy ra với mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn ở mắt nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, hãy sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin cần thiết cho bạn đọc xoay quanh thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ.
Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, đây là một căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Ngày đầu tiên, người bệnh chỉ bị đau một mắt, những ngày tiếp theo sẽ lan sang mắt thứ hai. Theo thống kê, khoảng 80% những trường hợp bị bệnh nhẹ sẽ khỏi từ 7-14 ngày. Bạn nên tìm cách chữa trị sớm để có thể hạn chế những biến chứng do bệnh gây ra.
Để điều trị hiệu quả tình trạng đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt, bạn nên tham khảo một số thông tin sau:
Đối với các loại thuốc không kê đơn
- Thuốc nhỏ mắt Natri clorid là loại thuốc không kê đơn, mỗi lần sử dụng bạn nên nhỏ 2 giọt để có thể phát huy tối đa công dụng của thuốc. Thuốc Natri clorid có chức năng làm mềm nhử dính trên mắt sau khi ngủ dậy, đồng thời có thể loại bỏ bớt virus và chống khô mắt. Bạn nên thực hiện nhỏ mắt đều đặn khoảng 2 giờ một lần để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.
- Ngoài ra, thuốc không kê đơn còn có loại nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng gồm vitamin A, D. Với những loại thuốc nhỏ mắt có công dụng trên, bạn nên sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày. Nên kết hợp thêm với vitamin B và vitamin C dạng viên uống để có thể điều trị dứt điểm triệu chứng đau mắt đỏ. Trong trường hợp nặng, nếu nhỏ mắt quá 20 ngày mà không khỏi thì bạn hãy đổi sang thuốc nhỏ mắt chứa nhiều vitamin A, E, B6…
Đối với loại nhỏ mắt do bác sĩ kê đơn
- Các thuốc nhỏ mắt chứa thành phần kháng sinh như Ofloxacin, Moxifloxacin, Tobramycin,… chỉ nên sử dụng tối đa 7 ngày. Khi hết thời gian mà tình trạng vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, hãy nhanh chóng thay loại thuốc khác. Mỗi ngày, bạn nên nhỏ khoảng 4-6 lần để có thể phòng nội các vi khuẩn gây viêm loét giác mạc. Lưu ý, những loại thuốc nhỏ mắt này không có công dụng tiêu diệt virus.
- Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid như Hydrocortison, Prednisolon, Dexamethason,… có khả năng chống viêm và giảm chảy thành dịch nhầy. Mỗi ngày bạn nên nhỏ từ 4-6 lần, dùng liên tục và kéo dài đến 10 ngày thì ngưng. Nếu sử dụng lâu sẽ làm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với mắt như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp. Khi bị viêm loét giác mạc, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc có chứa những thành phần trên.
Một số nguy cơ khi sử dụng sai thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt có vai trò rất quan trọng đối với những người đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ. Thế nhưng, khi sử dụng sai thuốc có thể khiến mắt gặp nhiều ảnh hưởng xấu và khó có thể điều trị hoàn toàn, cụ thể như:
- Nhiều người có thói quen khi bị đau mắt đỏ thường nhỏ cortizol một cách tuỳ tiện, qua đó có thể rơi vào tình trạng loét giác mạc do nấm hay Herpes gây ra. Nếu nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị mù lòa, từ đó việc điều trị trở nên rất tốn kém và vô cùng phức tạp, khả năng phục hồi như ban đầu dường như là điều không thể.
- Khi bạn sử dụng một số loại thuốc mà không hiểu biết về thành phần và công dụng, tình trạng đau mắt đỏ sẽ không được cải thiện mà còn có thể xảy ra với mức độ nặng hơn. Hãy trở thành người sử dụng thuốc một cách cẩn trọng. Hiện nay, có rất nhiều người thực hiện việc xông lá để điều trị bệnh đau mắt đỏ. Đây là phương pháp tuyệt đối không nên áp dụng vì có thể gây bỏng mắt do quá trình xông lá gây ra.
Bài viết trên đã đề cập về những nội dung liên quan đến các loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ. Hy vọng có thể giúp các bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau mắt đỏ. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra với mắt, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.