Đổ mồ hôi trộm ở người lớn trị như thế nào?

Đổ mồ hôi trộm là một tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và kể cả người lớn, ảnh hưởng đến 3% dân số thế giới. Không những gây ra sự khó chịu cho người bệnh mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chọn lọc xoay quanh vấn đề đổ mồ hôi trộm ở người lớn. Các bạn đọc có thể tham khảo để bảo vệ sức khoẻ của bản thân một cách tốt nhất.

Đổ mồ hôi trộm là bệnh gì?

Đổ mồ hôi trộm chính là tình trạng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng. Lượng mồ hôi khiến quần áo và ga giường ướt đẫm, gây ra nhiều sự phiền toái trong sinh hoạt. Đổ mồ hôi cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ ở người lớn. Nếu để tình trạng này kéo dài, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh.

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn trị như thế nào?
Đổ mồ hôi trộm ở người lớn trị như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi trộm

Mồ hôi toát ra sẽ giúp cơ thể được làm mát và ngăn ngừa tình trạng tăng thân nhiệt và hai triệu tuyến mồ hôi sẽ hoạt động khi vùng não dưới đồi bắt đầu quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nước mồ hôi sẽ bốc hơi từ da giúp năng lượng nhiệt được giải phóng và nhanh chóng làm mát cơ thể. Theo các chuyên gia, việc đổ mồ hôi là một hiện tượng hết sức bình thường nhưng nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều thì có thể là vấn đề bệnh lý. Việc đổ mồ hôi nhiều và liên tục có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng: Thường gặp nhất là bệnh lao, cúm hoặc HIV,…
  • Hạ đường huyết.
  • Nội tiết bị mất cân bằng: Trường hợp chị em phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc mắc các bệnh về tuyến giáp,..
  • Mắc bệnh ung thư: Đổ mồ hôi trộm có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là u lympho và bệnh bạch cầu.
  • Trào ngược dạ dày: Triệu chứng thường gặp của tình trạng này chính là ợ chua, ợ nóng. Thế nhưng, đổ mồ hôi trộm thường xuyên xuất hiện ở những người mắc các  bệnh về dạ dày.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Có thể do di truyền hoặc sau chấn thương, đột quỵ,…
  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi
  • Những tác dụng phụ của thuốc tây: Khi bạn sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và steroid, bạn có thể sẽ bị đổ mồ hôi trộm. 
    Đổ mồ hôi trộm ở người lớn trị như thế nào?
    Đổ mồ hôi trộm ở người lớn trị như thế nào?

Cách trị đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Nếu bạn tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ nhanh chóng được điều trị dứt điểm. Nhưng nếu không thể xác định được thì bạn hãy điều trị bằng cách thay đổi lối sống tích cực, cụ thể như:

  • Lựa chọn phòng ngủ thoáng và có không khí lùa vào. Đồng thời bố trí thêm quạt hoặc điều hoà để cơ thể luôn trong tình trạng mát mẻ.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu,… Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng trước khi ngủ.
  • Sử dụng các loại ga giường và mặc những loại quần áo có thể thấm hút được mồ hôi. 
  • Dành nhiều thời gian cho việc tập luyện thể dục, tập cách hít thở sâu.
  • Uống khoảng 1,5 – 2 lít nước ngày
  • Dùng chất chống mồ hôi để bôi vào các vị trí thường xuyên toát mồ hôi, chẳng hạn như nách, bàn tay, bàn chân, bẹn, ngực,…
  • Có thể mua các loại thảo dược trị mồ hôi để nhanh chóng điều trị dứt điểm, ví dụ như Sơn thù du, Thiên môn đông. Đây là những loại thảo dược thường dùng trong Đông y. Bạn có thể sử dụng dưới dạng viên hoặc dạng hãm sắc có chứa thành phần này.
Xem thêm:  Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Đổ mồ hôi trộm luôn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Với những thông tin hữu ích trên, bài viết đã phần nào giúp cho người đọc hiểu rõ thêm về căn bệnh đổ mồ hôi trộm ở người lớn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất và loại bỏ dứt điểm tình trạng mồ hôi trộm. Nếu cảm thấy tình trạng đổ mồ hôi càng ngày càng thậm tệ và có nhiều diễn biến phức tạp, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

DMCA.com Protection Status