Sốt xuất huyết có bị lại không?
Sốt xuất huyết là loại bệnh do 4 loại virus Dengue từ D1 đến D4 gây nên. Thông thường các trường hợp mắc bệnh là do hai loại virus D1 và D2, sau đó mới đến D3 và D4.
Sau khi đã nhiễm bệnh và được chữa khỏi thì bệnh nhân sẽ được miễn dịch với loại virus mà mình đã nhiễm nhưng không có nghĩa là được miễn dịch với những loại virus còn lại. Nên việc tái nhiễm lại bệnh sốt xuất huyết là có khả năng xảy ra và mỗi người có thể bị bệnh này 4 lần trong đời ( tương ứng với bốn loại virus Dengue ), nhưng lần 4 là trường hợp hiếm gặp.
Sốt xuất huyết bị lại vì sao lại nặng hơn?
- Do lần đầu mắc bệnh thì người bệnh thường bị bệnh do virus loại D1 gây nên, đây là một loại virus cổ điển với những biểu hiện nhẹ như là :Cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, xuất huyết, thời gian nhiễm bệnh ngắn
- Ở lần mắc thứ hai, bệnh nhân mắc bệnh do một loại virus Dengue khác, cơ thể lúc này tồn tại 2 loại kháng thể song song, 2 loại này thể xung đột gây nên các biểu hiện như tăng xuất huyết ở thành mạch… và có thể dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu của xuất huyết tái nhiễm
- Dấu hiệu đặc trưng là sẽ xuất hiện tình trạng buồn nôn
- Tâm trạng không thoải mái, bồn chồn, lo lắng…
- Có cảm giác buồn nôn và nôn
- Cơ thể bị mệt mỏi, toàn thân bị đau nhức
- Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam..
- Xuất huyết não gây hôn mê, co giật
- Xuất huyết tiêu hóa : biểu hiện là đau bụng, đi ngoài ra máu và nôn ra máu
- Kết quả xét nghiệm cho thấy thể tích của hồng cầu tăng, tiểu cầu lại giảm
Khi thấy có các dấu hiệu như trên bệnh nhân cần đến bệnh viện để khám, tránh những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Làm gì khi sốt xuất huyết tái nhiễm?
Thông thường thì khi mắc bệnh sốt xuất huyết lần đầu thì bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Nhưng khi mắc phải lần 2 thì đặc biệt nguy hiểm hơn, nên bệnh nhân không được phép chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tình hình của của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh cũng cần chú ý một số điều như là :
- Tuân thủ phác đồ và hướng dẫn điều trị mà bác sĩ đã đưa ra
- Chú ý đến chế độ ăn uống : Ăn uống một cách hợp lý ( uống thật nhiều nước, ăn các loại trái cây tốt cho sức khỏe, dùng đồ ăn dễ tiêu… )
- Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh nhân béo phì, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường… phải được theo dõi chặt chẽ hơn. Nếu cảm thấy tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn hãy chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên để điều trị.
- Trong thời gian điều trị, cảm thấy cơ thể có điều bất thường cần phải báo ngay cho bác sĩ xử lý kịp thời.
Cách phòng chống lại bệnh sốt xuất huyết
- Thực hiện biện pháp phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt đi lăng quăng
- Dọn dẹp và loại bỏ các vật liệu phế thải, các chỗ chứa được nước để ngăn chặn sự phát triển của lăng quăng
- Mặc quần áo dài tay để hạn chế tình trạng bị đốt
- Người đã mắc bệnh cần nên đề phòng bị muỗi đốt để tránh tình trạng lây bệnh cho người xung quanh
- Sử dụng các loại nhang muỗi, kem chống muỗi, vợt điện để xua đuổi và tiêu diệt muỗi
Tóm lại, bài viết trên đã giải đáp thắc cho chúng ta về câu hỏi sốt xuất huyết có bị lại không ? Cần phải đặc biệt chú ý vì bệnh sốt xuất huyết này thật sự nguy hiểm, dễ lây lan và nhất định không được chủ quan để tránh gây ra hậu quả xấu cho bản thân, bảo vệ chính bản thân là đang bảo vệ cho toàn xã hội.