U tuyến yên có nguy hiểm không?

Hiện nay, u tuyến yên là một căn bệnh khá phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm suy giảm, mất thị lực hoặc thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề u tuyến yên, đồng thời giải đáp các thắc mắc như u tuyến yên là gì, u tuyến yên có nguy hiểm không?

Bệnh u tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một tuyến có kích cỡ nhỏ, có hình hạt đậu nằm ở vùng đáy não, phía sau mũi và giữa hai tai. Tuy kích thước khá nhỏ nhưng tuyến yên đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận của cơ thể người. 

U tuyến yên là tình trạng tăng trưởng bất thường của khối u tại tuyến yên. Khi u tuyến yên xuất hiện sẽ sản xuất ra một số lượng lớn Hormone. Các nội tiết tố này sẽ kiểm soát các hoạt động chức năng của cơ thể. Nhưng vẫn có trường hợp một số khối u tuyến yên được hình thành dẫn đến việc sản xuất Hormone bị ít đi. Do đó, cơ thể sẽ thiếu lượng Hormon cần thiết.

U tuyến yên có nguy hiểm không?
U tuyến yên có nguy hiểm không?

Thông thường, các khối u của căn bệnh này đều là u lành tính, không có khả năng gây ung thư. Những khối u tồn tại và phát triển ở tuyến yên và sẽ không lây lan sang các khu vực khác của cơ thể.

U tuyến yên có nguy hiểm không?

Bệnh u tuyến yên sẽ khiến cơ thể gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như đau đầu, giảm thị lực, giảm tầm nhìn ngoại vi hoặc có thể thay đổi hormone do tuyến yên tiết ra,… Do đó, u tuyến yên có thể được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể như:

Cơ thể bị thiếu hormone

Khi kích thước khối u tuyến yên lớn dần, chức năng sản xuất hormone sẽ bị suy giảm một cách nhanh chóng, gây thiếu hormone cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Tình trạng thiếu hormone thường có những biểu hiện, triệu chứng như sau:

  • Cơ thể cảm thấy buồn nôn và thường xuyên nôn mửa.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Luôn có cảm giác lạnh.
  • Rối loạn tình dục.
  • Kinh nguyệt xảy ra không đều hay nguy hiểm hơn là không có kinh nguyệt.
  • Tăng cân, giảm cân một cách đột ngột mà không có nguyên nhân cụ thể.
  • Lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường.

Tăng tiết hormon tuyến vỏ thượng thận ACTH

Khi bạn mắc căn bệnh u tuyến yên, các hormon tuyến vỏ thượng thận sẽ tiết ra nhiều hơn. Đây chính là hormone kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra hormone cortisol, khiến người bệnh mắc hội chứng Cushing, gồm những dấu hiệu cụ thể như:

  • Vùng bụng và phía trên vùng lưng xảy ra tình trạng tích tụ mỡ.
  • Gương mặt bệnh nhân trở nên tròn trịa rất khác thường.
  • Huyết áp và đường huyết tăng một cách nhanh chóng.
  • Da mặt có dấu hiệu nổi mụn rất nhiều.
  • Thường xuyên có cảm giác lo âu, suy tư, trầm cảm.
    U tuyến yên có nguy hiểm không?
    U tuyến yên có nguy hiểm không?

Tiết hormone prolactin

Khi cơ thể tiết ra hormone prolactin, lượng hormone sinh dục ở cả nam và nữ đều bị suy giảm. Nếu chỉ số prolactin đạt ở mức quá cao trong máu, sức khỏe sinh sản của cả hai giới đều bị ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ sẽ có những dấu hiệu khác nhau như:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có thể không xảy ra kinh nguyệt trong một thời gian dài.
  • Xuất hiện lượng dịch trắng sẽ chảy ra từ vú.
  • Tiết hormone tuyến giáp.

Khi người bệnh tồn tại nhiều hormone tuyến giáp,  cơ thể sẽ nhanh chóng tiết ra một số lượng lớn Thyroxin, gây nên bệnh cường giáp. Căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Cơ thể bị sụt cân
  • Nhịp tim đập bất thường, có khi đập rất nhanh
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi thất thường
  • Đổ mồ hôi 

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cần thiết để giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc xoay quanh căn bệnh u tuyến yên cũng như u tuyến yên có nguy hiểm không. Hy vọng các bạn có thể bổ sung thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Khi cảm thấy cơ thể xảy ra dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Operated by benhvienlongxuyen.com DMCA.com Protection Status