Đột quỵ gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày là điều hết sức cần thiết, giúp tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề này, mời các bạn tham khảo.
Một số dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
Đột quỵ xuất hiện khi não bị tổn thương, lượng máu cung cấp cho não bị đứt đoạn hoặc giảm đáng kể. Có nhiều loại đột quỵ khác nhau, đó là: Đột quỵ do thiếu máu cục, đột quỵ do xuất huyết, đột quỵ do thiếu máu não gây ra. Thế nhưng, hầu hết chúng đều có các dấu hiệu khá giống nhau, cụ thể như:
Mắt sưng và bị lệch sang một bên
Dấu hiệu này có thể giúp người bệnh phát hiện ra nguy cơ mắc đột quỵ một cách khá chính xác. Khi bạn cười, nếu thấy hai bên má bị chùng xuống, mặt sưng lên bất thường và nhân trung lệch hẳn sang một bên thì hãy nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ có chuyên môn.
Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt
Bạn không nên xem thường các hiện tượng này, vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của căn bệnh đột quỵ trước 30 ngày. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên có sự đề phòng, tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Cơ thể mệt mỏi
Mặc dù có chế độ dinh dưỡng hợp lý và kết hợp các bài tập thể dục đều đặn nhưng cơ thể người bệnh luôn cảm thấy uể oải và thiếu sức sống. Khi tình trạng này diễn ra liên tục sẽ làm nghẽn mạch máu, hình thành các cục máu đông, máu tụ ở trong não và gây ra bệnh đột quỵ.
Thở ngắt quãng
Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh đột quỵ trước 30 ngày. Thở ngắt quãng, hơi thở không đều là biểu hiện cho sự suy yếu của tim và phổi, khiến cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết và dễ dàng gây ra đột quỵ.
Nói ngọng, khó khăn trong việc phát âm
Những người sắp bị đột quỵ sẽ không thể giao tiếp như bình thường và xuất hiện hiện tượng nói ngọng. Nguyên nhân là do môi miệng bị khô cứng, là một phần ảnh hưởng của đột quỵ gây ra.
Suy giảm thị lực
Trước 30 ngày khi bị đột quỵ, hầu hết người bệnh đều không nhìn rõ mọi vật xung quanh. Khi cảm thấy mắt bị yếu đi một cách bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để ngăn chặn được các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các phương pháp ngăn chặn bệnh đột quỵ
Nếu bạn có sự đề phòng và tạo được lớp bảo vệ vững chắc cho cơ thể, khả năng mắc đột quỵ sẽ xảy ra rất thấp. Sau đây là một số cách các bạn có thể áp dụng:
- Kiểm soát và chú tâm điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ mà bản thân đang mắc phải, chẳng hạn như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu…
- Nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/1 lần để có thể rà soát được tình trạng bệnh tật trong cơ thể.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn uống chuẩn khoa học là một cách làm giảm nguy cơ đột quỵ rất hiệu quả. Bạn nên ăn các thức ăn giàu Omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu… Sử dụng các thực phẩm giàu magie: Ngũ cốc, bơ, đậu, mâm xôi, chuối… Không ăn quá nhiều thịt, sữa, trứng cũng như các thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Uống nhiều nước trong một ngày là cách hạn chế được các nguy cơ gây ra đột quỵ. Bạn nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước. Có thể sử dụng các loại nước ép trái cây.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các loại chất kích thích… Không những gây hại cho cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch diễn ra, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Để cơ thể trong trạng thái thư giãn, thoải mái, không nên quá căng thẳng vì có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mỏi mệt, kiệt sức và sẽ dễ mắc bệnh đột quỵ.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các
. Hy vọng có thể giúp các bạn bảo vệ được sức khoẻ của chính mình và những người thân xung quanh.