Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ phải làm thế nào?

Đờm là gì

Đờm là lượng chất nhầy tích tụ trọng khoang mũi hoặc vùng cổ họng ở trẻ sơ sinh. Khi thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khiến đờm xuất hiện. Sau khi bé đã khỏi các triệu chứng viêm họng, đờm vẫn tồn tại trong vài tuần.

Đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh có thể khiến bé bị khò khè, chán ăn, khó ngủ hay quấy khóc. Do đó, mẹ cần biết cách xử trí giúp làm tiêu đờm cho bé để con ngủ khỏe, ăn ngon.

Cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ phải làm thế nào?

Hiểu được bản chất của tạo ra đờm của trẻ sơ sinh khi đó chúng ta mới đưa ra được phương án xử lý hợp lý nhất để mang lại hiệu quả. Sau đây tôi xin giới thiệu một số cách xử lý đờm có trong cổ của trẻ sơ sinh.

Hút mũi cho bé – Đơn giản mà hiệu quả

Không giống người lớn có thể chủ động “tống” đờm bằng cách hỉ mũi hay khạc nhổ, trẻ sơ sinh phải cần tới sự hỗ trợ của mẹ và bộ dụng cụ hút mũi.

Xem thêm:  Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có nguy hiểm không?

Hút mũi là việc không mấy dễ chịu. Mẹ hãy hiểu cho bé và đừng la mắng, quát nạt mỗi khi bé không chịu hút mũi. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau đây để việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất.

  • Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
  • Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.

Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Buổi sáng khi trẻ sơ sinh vừa thức dậy, cha mẹ hãy thực hiện các thao tác vỗ rung long đờm cho con. Cha mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc bế vác trẻ lên để thực hiện phương pháp này.

Xem thêm:  Điều trị viêm phổi ở người lớn hiệu quả

Bước đầu tiên, cha mẹ cần xác định vị trí vỗ rung long đờm băt đầu từ phổi, tại vị trí ngang lưng trở lên. Tiếp theo, bàn tay mẹ khum lại và tiến hành vỗ nhẹ từ dưới lên theo từng nhịp nhẹ nhàng. Cần lưu ý không nên tác dụng lực từ cánh tay dễ khiến trẻ bị đau. Thực hiện động tác vỗ từ 10 – 15 phút sẽ giúp trẻ ho và nôn ra đờm.

Làm ẩm không khí trong phòng

Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ sơ sinh. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ, tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy.

Cách trị đờm bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh hô hấp. Hơn nữa, mùi hương của tinh dầu cũng rửa sạch bầu không khí trong phòng cũng như đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhày và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Mẹ có thể dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé. Một cách khác là bạn có thể nhỏ tinh dầu vào khăn hoặc yếm của bé. Tuy nhiên, lưu ý không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

Chưng lá hẹ, quất, đường phèn cho trẻ

Mẹ có thể kết hợp lá hẹ, quất, đường phèn chưng thành hỗn hợp cho trẻ sơ sinh uống sau 6 tháng tuổi khi đờm xuất hiện dày đặc trong cổ.

Bước đầu tiên, mẹ chuẩn bị vài là hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, thái nhỏ. Tiếp theo, bổ tư 3 trái quất bao tử. Cho lá hẹ, quất, đường phèn vào một chén con, đem chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều. Mẹ cũng có thể cho vào nồi cơm đến khi sôi thì lấy ra để nguội.

Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày, lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.

Cho trẻ uống hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo

Mẹ chuẩn bị từ 5 – 10 lá diếp cá tươi cùng 1 chén con nước vo gạo. Lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn sau đó thêm nước vo gạo vào, khuấy đều hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun khoảng 20 phút. Hỗn hợp sau khi sôi mẹ tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.

Cách trị đờm trong cổ họng bằng lá diếp cá và nước vo gạo chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể dùng muỗng cà phê đút từ từ hỗn hợp nước cho trẻ uống khi xuất hiện đờm.

Sử dụng lá hẹ trị đờm cho trẻ sơ sinh

Đông Y sử dụng hẹ trong nhiều bài thuốc trị ho, đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo như:

  • Hẹ chưng đường phèn – Bài thuốc trị ho có đờm do nhiễm lạnh

Cách làm rất đơn giản. Mẹ lấy 5-7 lá hẹ đã rửa sạch, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước. Cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Uống khoảng 3-5 ngày.

  • Trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực

Một nắm lá hẹ, 10-20 gr hạt chanh, 15 gr hoa đu đủ đực đã rửa sạch, sau đó giã nát. Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status