Được làm mẹ là thiên chức cao quý mà ông trời ban cho các chị em phụ nữ. Khi sắp đón những thiên thần đáng yêu của mình thì hẳn là các mẹ rất vui, cũng rất lo lắng hồi hợp vì phải đối mặt với những thử thách khó khăn mang tên vượt cạn. Trong quá trình vượt cạn một số chị em mắc phải trường hợp cổ tử cung mở nhưng không đau bụng như vậy có nguy hiểm hay không? Nếu chị em đang lo lắng về vấn đề đó thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết này.
Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở là gì?
Cuối thai kỳ là thời gian các chị em cần quan tâm đặc biệt đến cổ tử cung. Vì khi cổ tử cung mở cũng chính là dấu hiệu rằng thiên thần sắp ra để gặp mẹ rồi. Dấu hiệu của cổ tử cung mở là những cơn đau co thắt thường xuyên lặp lại và chúng kéo dài tầm 30 giây. Từ 5 – 10 phút mà cơn đau như thế cứ lặp đi lặp lại thì đây chính là dấu hiệu cổ tử cung mở, chị em cần thu xếp nhanh để đến bệnh viện.
Bên cạnh cơn đau thắt, nếu cổ tử cung đã mở thì sẽ xuất hiện một chất nhầy đi kèm một ít máu và vỡ ối. Nước ối sẽ nhỏ giọt từ từ gọi là rò rỉ ối sau đó mới bắt đầu ra ồ ạt gọi là tình trạng vỡ ối. Trường hợp vỡ ối này chị em có thể sử dụng băng vệ sinh và đến bệnh viện thật nhanh.
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng?
Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung các chị em sẽ mở từ từ. Khi mới bắt đầu mở cổ tử cung thường sẽ không xuất hiện những cơn đau. Nhưng đến khi cổ tử cung đã mở khá to kèm theo rò rỉ nước ối mà vẫn không có cơn đau bụng thì chị em nên nhanh đến các bệnh viện để các bác sĩ có những phương án giải quyết kịp thời. Hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là hiện tượng hiếm gặp nên chị em cũng không phải quá lo lắng.
Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh?
Từ giai đoạn chuyển dạ đến giai đoạn sinh, cổ tử cung của phụ nữ sẽ mở từ 1 – 10cm, phân theo từng giai đoạn.
Giai đoạn cổ tử cung mở từ 1 – 4cm sẽ xuất hiện những cơn co thắt chuyển dạ ở tần suất thấp, thời gian những cơn co thắt này cách nhau từ 15 – 20 phút. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn chuyển dạ sớm hay còn có tên gọi khác là chuyển dạ tiền kỳ.
Giai đoạn cổ tử cung mở từ 4 – 7cm sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực hay là chuyển dạ hoạt kỳ. Ở giai đoạn này tần suất những cơn co thắt sẽ sát nhau hơn và kéo dài hơn so với giai đoạn chuyển dạ sớm.
Giai đoạn cổ tử cung mở từ 7 – 9cm, thiên thần nhỏ sẽ di chuyển xuống gần cổ tử cung nhất nên sẽ gây ra những cơn co thắt dồn dập tạo ra những cơn đau dữ dội. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Đến khi cổ tử cung mở được 10cm, các mẹ sẽ làm theo hướng dẫn của bác sĩ để rặn sinh để đưa em bé ra ngoài.
Có thể bạn chưa biết?
- Âm đạo của phụ nữ sinh thường sẽ khác hoàn toàn so với phụ nữ sinh mổ và chưa sinh. Điều khác biệt ở đây là hiện tượng cổ tử cung giãn nở khi sinh và không quay lại tình trạng như trước khi sinh.
- Trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn các chị em không nên cố gắng rặn sinh vì như vậy sẽ làm cho cổ tử cung sưng hoặc nặng hơn là gây rách cổ tử cung.
- Trường hợp các mẹ bầu chuyển dạ muộn, các bác sĩ sẽ kích thích để cổ tử cung mở. Đây được gọi là phương pháp giục sinh
- Tùy cơ địa khác nhau của từng mẹ bầu mà thời gian cổ tử cung giãn nở nhanh chậm khác nhau nên thời gian từ lúc bắt đầu chuyển dạ đến khi sinh của từng mẹ là khác nhau. Ở con so thì thời gian sinh thường từ khoảng 12 – 18 giờ. Nhưng ở con rạ thì nhanh hơn vì cổ tử cung đã từng được mở ở lần sinh đầu nên thời gian chuyển dạ cũng nhanh hơn, chỉ từ 8 – 12 giờ.
Phía trên những thông tin liên quan đến Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, hi vọng sẽ giúp ích cho các chị em trên hành trình làm mẹ.