Chọc ối bao lâu có kết quả?

Chọc ối là một trong những thủ thuật đóng vai trò quan trọng đối với việc chẩn đoán trước khi sinh, giúp phát hiện được những bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Vậy quy trình chọc ối được thực hiện như thế nào và chọc ối bao lâu có kết quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Chọc ối bao lâu có kết quả?
chọc ối bao lâu có kết quả?

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện trước khi sinh với mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành thu mẫu nước ối của mẹ đang mang thai để thực hiện xét nghiệm.

Nếu kết quả xét nghiệm Double test, Triple test đưa ra kết luận có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn chọc ối, tuy nhiên việc có chọc ối hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của mẹ bầu.

Quy trình thực hiện chọc ối

Mục đích hàng đầu của việc chọc ối là xác định được nguy cơ mắc phải rối loạn di truyền hoặc những bất thường ở nhiễm sắc thể của thai nhi.

Quy trình thực hiện chọc ối được mô tả như sau:

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ chỉ định tư thế nằm xuống cho thai phụ và thực hiện siêu âm để xác định được tư thế và tình trạng của thai nhi.
  • Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được vị trí an toàn để chọc ối. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh vùng bụng của mẹ bằng chất khử trùng và thực hiện tiêm thuốc tê qua da.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một đầu tiêm mỏng và dài để chọc vào vùng đã khử trùng, rút khoảng 15 đến 20ml. Quá trình rút nước ối có thể sẽ diễn ra trong khoảng 30 giây. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mẫu nước ối qua các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của em bé sau khi lấy nước ối.
Xem thêm:  Công thức tính độ thanh thải creatinin là gì?

Khi nào cần thực hiện chọc ối?

Chọc ối chỉ nên thực hiện đối với những trường hợp thai phụ có nguy cơ cao có những bất thường liên quan đến di truyền. Cụ thể là những trường hợp dưới đây:

  • Thai phụ trên 40 tuổi.
  • Thành viên trong gia đình của bố hoặc mẹ của em bé mắc các hội chứng về rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Kết quả xét nghiệm sàng lọc dựa trên huyết thanh hay kết quả siêu âm của người mẹ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Nếu được bác sĩ khuyến cáo thực hiện chọc ối, thông thường thủ thuật này sẽ được thực hiện trong thời gian khoảng giữa tuần 15 đến tuần 18 của thai kỳ.

Chọc ối bao lâu có kết quả?
Chọc ối bao lâu có kết quả?

Chọc ối có nguy hiểm không?

Mặc dù vừa bị lấy đi một lượng nước ối nhưng cơ thể của thai phụ sẽ lập tức tái tạo một lượng nước ối tương đương, do đó sẽ không xuất hiện tình trạng bé bị thiếu nước ối sau khi thực hiện các xét nghiệm. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bà bầu mà quyết định chọc ối có đau không. Để khắc phục được tình trạng hơi đau nhói và khó chịu ở vùng vụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người mẹ thuốc uống cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh đó, thủ thuật chọc ối cũng có thể gây ra một số rủi ro không mong muốn về khả năng gây tai biến như vỡ ối, thai lưu, sảy thai, nhiễm trùng…Theo thống kê của các nghiên cứu gần đây, nguy cơ gây sảy thai khi thực hiện chọc ối là 1/500, tức là cứ 500 sản phụ thực hiện chọc ối sẽ có ít nhất 1 người sảy thai ngoài ý muốn.

Xem thêm:  Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái không?

Do đó, trước khi quyết định thực hiện chọc ối, thai phụ cần nắm rõ các rủi ro có thể sẽ gặp phải và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Chọc ối bao lâu có kết quả?

Chọc ối bao lâu sẽ có kết quả tùy thuộc vào độ phức tạp của mẫu nước ối và các phương pháp thực hiện xét nghiệm. Thông thường, kết quả chọc ối sẽ có trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì đến tuần thứ 3 thai phụ mới có được kết quả. 

Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và hướng dẫn các tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với thai phụ.

Tóm lại, kết quả xét nghiệm nước ối đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định giữ lại thai nhi hay không. Hy vọng qua bài viết trên đây về

 cũng như các vấn đề liên quan đến chọc ối, mẹ bầu sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh.

DMCA.com Protection Status