Cách làm trẻ không khóc đêm

Khóc đêm được cho là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng cũng làm các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Nguyên nhân là do đâu và cách làm giúp trẻ không khóc đêm như thế nào. Đọc bài viết sau để được cung cấp thêm thông tin nhé!

Cách làm trẻ không khóc đêm
Cách làm trẻ không khóc đêm

Trẻ khóc đêm là do đâu?

Khi trẻ chưa nói được khóc là hành động nhằm biểu thổ lộ điều gì đó hoặc những mong muốn của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc, dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản để cho các mẹ tham khảo:

Môi trường sống xung quanh trẻ

Khả năng thích nghi của cơ thể trẻ còn yếu và nhạy cảm. Bất kỳ thay đổi nào về thời tiết, nhiệt độ, tiếng ồn lớn hay ánh sáng đều có thể làm trẻ khóc đêm. Vì vậy trước khi cho bé ngủ bố mẹ nên đảm bảo mọi thứ xung quanh là phù hợp với trẻ.

Trẻ hoạt động quá mức

Đối với trẻ nhỏ nếu vui chơi, hoạt động quá mức vào ban ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của các bé vào ban đêm. Bởi vì hệ thần kinh lúc này của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên bất kì hoạt động quá mức nào cũng có thể khiến trẻ khóc thét, giật mình và hoảng sợ vào ban đêm.

Trẻ tè dầm

Tã bị ướt gây cho trẻ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Khóc chính là cách để thông báo cho mẹ biết. Lúc này, mẹ chỉ cần thay tã, nhẹ nhàng vỗ về bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Đói bụng

Cùng một lúc trong bụng trẻ không thể chứa nhiều chất lỏng nên trẻ sẽ bị đói thường xuyên. Vì vậy nếu trẻ khóc giữa đêm rất có thể là trẻ đang đói và muốn bú sữa.

Do một số bệnh lý

  • Khi trẻ khóc đêm và thấy bụng bé phình to ra hay xì hơi thì rất có thể bé ăn không tiêu, đầy bụng. Trong trường hợp này mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ các thuốc tiêu hóa.
  • Khẩu phần ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hoá của trẻ do nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ đến từ sữa mẹ. Vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên trẻ có thể bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng khi mẹ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều protein: Trứng, lúa mì, các loại ngũ cốc…
  • Trẻ cũng sẽ quấy khóc về đêm trong các trường hợp trẻ bị loét miệng, trẻ mọc răng, da bị dị ứng.

Do những tác nhân gây dị ứng

Những tác nhân như: mùi thuốc lá, phấn rôm, mùi nước hoa, mùi sơn,…cũng khiến mũi bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Nếu việc này xảy ra vào ban đêm cũng khiến trẻ quấy khóc, giật mình.

Trẻ hay khóc đêm có ảnh hưởng gì?

Cách làm trẻ không khóc đêm
Cách làm trẻ không khóc đêm

Ảnh hưởng đến trẻ

  • Khi thường xuyên khóc đêm trẻ không được ngủ đủ giấc làm giảm trí nhớ và khả năng nhận thức.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao và tăng cân do hormone tăng trưởng bị giảm sút.
  • Gây ức chế cho hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hoá.
  • Huyết áp cao, tăng áp lực lên máu não.

Ảnh hưởng đến cha mẹ

  • Lo lắng, mệt mỏi có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
  • Sức khỏe không đảm bảo do phải thức đêm chăm con dẫn đến mất sữa.

Cách làm giúp trẻ không khóc đêm

  • Không cho bé ngủ vào ban ngày quá nhiều: Bé sẽ có giấc ngủ sâu và ngon hơn vào ban đêm nếu ban ngày bé có giấc ngủ vừa đủ. Vì vậy nếu bạn hạn chế giấc ngủ vào ban ngày cho bé chơi các hoạt động vừa phải sẽ làm cho trẻ rất nhanh muốn ngủ, có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tạo cho trẻ lối sống khoa học và đúng giờ trong ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ, đại tiểu tiện.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều và quá no vào mỗi tối trước khi đi ngủ. 
  • Tránh các hoạt động vui đùa quá mức, ồn ào nói to khiến trẻ giật mình.
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ, sử dụng loại bột giặt phù hợp với da của trẻ, tránh gây kích ứng. 
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đến 20 – 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời của con là vô cùng quan trọng là cơ sở cho sự phát triển về tinh thần và thể chất sau này của trẻ. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc tìm nguyên nhân và cách làm cho trẻ không khóc đêm.

5/5 - (2 bình chọn)
Designed by minlamdep.com DMCA.com Protection Status