Bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không?

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh các biểu hiện của sốt ở bé như người nóng, đổ mồ hôi, quấy khóc thì có nhiều trường hợp trẻ sốt cao chân tay lạnh khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không và bố mẹ cần chăm sóc bé như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng này ở trẻ!

 Bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không?

Hiện tượng bé sốt 39 độ chân tay lạnh là gì?

Sốt được xem là một phản ứng tự nhiên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại của hệ miễn dịch dưới sự chỉ đạo của hệ thống trục não bộ và vùng hạ đồi. Khi đó, vùng hạ đồi có chức năng nhận diện đang có tình trạng nhiễm khuẩn, thì sẽ thực hiện đặt một “setpoint” bắt nhiệt độ cơ thể phải tăng lên.

Khi bị sốt trẻ sẽ thường quấy khóc, người nóng và đổ mồ hôi bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ sẽ sốt cao đi kèm với triệu chứng tay chân lạnh ngắt thì đây được xem là hiện tượng trẻ sốt chân tay lạnh.

Khi bé đang gặp phải tình trạng sốt chân tay lạnh, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán một cách chính xác. 

Nguyên nhân gây sốt chân tay lạnh ở trẻ

Phần lớn các trường hợp sốt cao ở trẻ đều là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh ở trẻ như siêu vi gây bệnh cúm, thủy đậu, chân tay miệng, sốt xuất huyết… Một vài trường hợp sốt có thể do cảm nắng, sốt sau khi được tiêm phòng hoặc mọc răng.

Tình trạng sốt cao chân tay lạnh kéo dài có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, rối loạn hô hấp, thậm chí có thể sẽ để lại di chứng ở não và dẫn đến tử vong. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt chân tay lạnh

Để có thể dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh thì việc nhận biết các dấu hiệu là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một vài dấu hiệu thường gặp khi trẻ sốt chân tay lạnh:

  • Bé sốt cao kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ra nhiều mồ hôi và quấy khóc liên tục.
  • Má và môi của trẻ trở nên hồng hơn so với bình thường hoặc có thể bị tím.
  • Chân và tay lạnh ngắt trong nhiều giờ.
  • Trẻ mệt mỏi, có thể sẽ xuất hiện những cơn run lạnh.

Bên cạnh đó, khi gặp các dấu hiệu sau đây có thể trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm và cần được đi bệnh viện ngay lập tức:

  • Bé sốt cao liên tục đến 39 độ C, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Quấy khóc, ra mồ hôi trộm, mặt tím tái.
  • Bé lừ đừ, ngủ li bì, khó có thể đánh thức.
  • Bú kém, bỏ ăn và xuất hiện triệu chứng buồn nôn.
  • Ngực lõm, bụng phình khi thở.
  • Cổ cứng.
  • Nổi chấm đỏ, mụn nước trên da và chảy máu cam.
  • Co giật.
     Bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không?
    Bé sốt 39 độ chân tay lạnh có nguy hiểm không?

Chăm sóc bé sốt chân tay lạnh như thế nào?

Đối với các trường hợp bé sốt dưới 38 độ C, bố mẹ không nên quá lo lắng và cũng không cần dùng đến thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ nên giữ cho cơ thể của bé luôn sạch sẽ, mặc những quần áo thoáng mát. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dùng khăn ấm lau người và cho bé uống nhiều nước để hạ thân nhiệt. Kết hợp chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên cũng là cách giúp trẻ mau hết sốt.

Đối với các trường hợp bé sốt cao 39 độ chân tay lạnh, tốt nhất là cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây sốt cho trẻ.

Sau khi có những chẩn đoán chính xác của bác sĩ, mẹ nên giữ cho cơ thể bé luôn được thoáng mát, đồng thời dùng khăn ấm để lau người cho bé giúp tạo cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu như sữa, cháo. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nào thì lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng sốt chân tay lạnh ở trẻ. Triệu chứng bé sốt 39 độ chân tay lạnh thường gây ra rất nhiều những khó chịu cho bé. Nếu tình trạng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Powered by petreviewz.com

DMCA.com Protection Status