Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Ốm nghén là một hiện tượng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ốm nghén nặng khiến các mẹ bầu vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu cần biết nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy để sớm có cách phòng bị trước cho mình nhé!

Nguyên nhân của tình trạng ốm nghén

Theo các nhà nghiên cứu thì việc ốm nghén có khả năng liên quan một số nguyên nhân như sau:

  • Do thói quen ăn uống của các mẹ bầu thất thường và có hàm lượng đường trong máu thấp.
  • Hệ thần kinh của một số mẹ bầu khá nhạy cảm đối với một số loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác khó chịu, buồn nôn.
  • Nồng độ các nội tiết tố trong 3 tháng đầu thai kỳ tăng cao. Trong đó, Progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, chất này còn làm cho thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây nên chứng khó tiêu.
  • Do yếu tố di truyền.
    Nghén Nặng Nhất Vào Tuần Thứ Mấy
    Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

 Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy

  • Đa số các mẹ bầu đều có thể bị ốm nghén ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi, vị thức ăn hay cả âm thanh, ánh sáng hoặc ở nơi đông người. 
  • Các mẹ bầu còn gặp phải cảm giác chán ăn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào điều gì khác ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu và chóng mặt.
  • Đỉnh điểm của việc ốm nghén này cũng thay đổi theo cơ địa của mẹ bầu nhưng đa số tập trung và tuần thứ chín của thai kỳ. Do đây là mốc thời gian hình thành trọn vẹn các cơ quan của thai nhi. 
  • Dưới sự phát triển một lượng lớn các nguyên liệu, chất xúc tác, phản ứng chuyển hóa và nồng độ Hormone tăng trưởng khiến cho cơ thể mẹ bầu mất căn bằng, từ đó  hoạt động của các hệ cơ quan cũng bị xáo động theo.
Xem thêm:  Mang thai 3 tháng đầu có được ăn lá tía tô?

Sau những ngày ốm nghén vất vả, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy thuyên giảm vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Chỉ một số trường hợp nhỏ là còn bị buồn nôn kéo dài trong suốt thai kỳ và cho đến lúc sinh.

Cải thiện triệu chứng nghén nặng trong thai kỳ

  • Tránh tiếp xúc với các nhân tố gây buồn nôn như: Mùi các loại thức ăn nào khá nhạnh cảm cho mẹ bầu, mùi hóa chất cũng như khói bụi khói bụi.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo hay đồ ăn chiên rán.
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả và các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 6 hay 7 tùy thích bữa và không ăn khi các mẹ bầu khó chịu hay buồn nôn.
    Nghén Nặng Nhất Vào Tuần Thứ Mấy1
    Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?
  • Cần uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước. Ngoài ra, khi uống 1 ly nước lọc vào buổi sáng còn giúp các mẹ bầu giảm được triệu chứng buồn nôn.
  • Nên nghỉ ngơi thường xuyên, cân bằng công việc để tránh căng thẳng.
  • Tập Yoga rất tốt cho các mẹ bầu, các bài tập phù hợp sẽ giúp các mẹ có được một sức khỏe ổn định và giúp giảm thiểu được các cơn ôm nghén, giảm đau lưng khi mang thai.
  • Bổ sung dịch truyền, các loại Vitamin cần thiết như: Natri Clorid, dung dịch tiêm Hartmann, Vitamin B,…
  • Sử dụng các phương pháp hỗ trợ như: Châm cứu, bấm huyệt, Massage…
Xem thêm:  Cách đánh thức bé sơ sinh dậy bú hiệu quả

Ăn gì khi ốm nghén

  • Uống 1 ly sữa ấm hoặc 1 ly nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy. Ngoài ra uống trà bạc hà còn có tác dụng giảm co thắt, giảm đau cơ bụng để giúp bà bầu thoải mái hơn.
  • Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: Súp, cháo, canh,… Súp sẽ giúp cung cấp Hydrat hóa và chất điện giải đặc biệt quan trọng khi các mẹ bầu bị nôn hoặc bị sốt.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin B6 như: Chuối, bơ, các loại hạt… giúp chuyển hóa Axit Amino giảm chứng buồn nôn cho các mẹ bầu.
  • Các mẹ bầu nên các loại hoa quả giúp giảm nghén như: Cam, thanh long, chuối,… hay bánh mì không đường.

Bài viết trên đây giúp các mẹ bầu có thể biết được nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy của thai kỳ. Cũng như một số cách cải thiện triệu chứng ốm nghén hay các loại thực phẩm nên ăn để giúp các bà bầu bớt nghén trong quá trình mang thai.

DMCA.com Protection Status