Đái dầm có thể là một loại bệnh tuy không gây nhiều phiền toái như các căn bệnh khác, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nội tiết. Bệnh đái dầm ở người lớn chỉ cần cách điều trị thích hợp cộng với chế độ sinh hoạt hợp lý tại nhà sẽ xử lý tận gốc căn bệnh này. Dưới đây là cách trị đái dầm ở người lớn mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Đái dầm có phải là bệnh?
Đái dầm vào ban đêm là tình trạng đi tiểu không tự chủ xảy ra trong khoảng thời gian ngủ mà bạn không biết cho đến lúc thức dậy. Đái dầm vào ban đêm khác với đi tiểu đêm (tình trạng thức dậy rời khỏi giường để đi tiểu vào ban đêm và ngủ trở lại sau khi đi tiểu).
Bạn cũng nên phân biệt việc đái dầm với tình trạng tiểu khẩn cấp không kiểm soát- bạn ý thức được cần phải đi tiểu nhưng không đủ thời gian hoặc không thể có khả năng đến phòng vệ sinh để tiểu.
Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn
- Do di truyền: Nếu cả ba và mẹ đều bị bệnh đái dầm thì khả năng đứa con cũng bị mắc bệnh đái dầm rất là cao( có nguy cơ mắc là 77%).
- Rối loạn Hormone: Người bị bệnh đái tháo đường.
- Bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng lưu giữ nước tiểu trong bàng quang kém.
- Nhiễm trùng đường tiểu nên người bệnh lúc nào cũng khó chịu nên lúc nào cũng muốn đi tiểu.
- Do các triệu chứng rối loạn thần kinh, ngủ li bì không tỉnh giấc.
- Bị táo bón nhiều gây kích thích bàng quang.
- Stress (Yếu tố sinh lý): Thường xuyên lo lắng, nghĩ ngợi, buồn phiền, mất ngủ cũng có thể gây đái dầm.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc uống có thể dẫn đến tác dụng ngoại ý muốn, gây co thắt bàng quang nhiều hơn. Lúc đó, người dùng thuốc sẽ gặp phải tình trạng thường xuyên mắc tiểu. Vì vậy, lúc ngủ, người dùng thuốc sẽ có tình trạng đái dầm, tiểu không tự chủ.
- Do lạm dụng tình dục và quan hệ tình dục quá độ.
Cách trị đái dầm ở người lớn
Bạn nên thực hiện một vài thay đổi trong thói quen hàng ngày và ban đêm bằng các hướng dẫn của bác sĩ điều đó sẽ giúp bạn có cách điều trị tốt nhất:
- Luyện tập nhịn đi tiểu và nên đi tiểu vào thời gian đã được cố định. Khi bị kích thích đi tiểu, bạn nên cố nhịn đi tiểu từ 5 đến 10 phút và sau đó cứ tăng dần thời gian giữa hai lần đi tiểu. Điều này sẽ giúp bàng quang luyện tập để giữ nhiều nước tiểu hơn.
- Không uống nước trước khi đi ngủ thì sẽ không tạo ra nhiều nước tiểu. Đồng thời, bạn cần tránh Caffeine và rượu do hai đồ uống này có thể dẫn đến kích thích bàng quang khiến bạn đái dầm.
- Nên đặt đồng hồ báo thức nó sẽ giúp bạn dậy đi tiểu vào một thời gian cố định trong đêm.
- Thử sử dụng thiết bị cảnh báo khi bạn đái dầm được gắn nó vào đồ lót hoặc miếng dán trên giường, thiết bị này sẽ giúp đánh thức bạn bằng cách rung hoặc phát ra âm nhạc ngay sau khi bạn bắt đầu đái dầm.
- Một số loại thuốc uống cũng có thể giúp bạn điều trị đái dầm như: DDAVP (Desmopressin) sẽ làm giảm khả năng sản xuất nước tiểu của thận hoặc có một số loại thuốc khác nhằm giúp kiểm soát khả năng giữ nước tiểu của bàng quang như:Tolterodine (Detrol), Imipramine (Tofranil), Oxybutynin (Ditropan), Darifenacin (Enablex),…
Nếu uống thuốc và các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả thì bác sĩ có thể khuyến nghị một số phương pháp:
- Bladder augmentation (Phẫu thuật mở rộng bàng quang) sẽ giúp cho bàng quang có kích thước lớn hơn để có thể tăng lượng nước tiểu có thể giữ trữ.
- Có thể kích thích dây thần kinh phế vị để kiểm soát bàng quang tăng hoạt, việc này làm bằng cách đặt một thiết bị dưới ngực của người bị bệnh để gửi các tín hiệu đến dây thần kinh ở thắt lưng nhằm giúp kiểm soát dòng chảy của nước tiểu.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho tất cả mọi người một số phương pháp về cách trị đái dầm ở người lớn. Hy vọng qua bài viết trên không những giúp các bạn biết được cách điều trị mà còn có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dầm.