Có thai bao nhiêu tuần thì sinh được?

Một trong những điều được các mẹ quan tâm nhiều nhất khi mang thai chính là việc có thai bao nhiêu tuần thì sinh. Đây là vấn đề rất quan trọng để mẹ nắm rõ được sự phát triển của bé trong từng giai đoạn cụ thể cũng như có thể chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón con chào đời.

Cách xác định tuổi thai theo tuần

Dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ để tính được tuổi thai. Theo y khoa, có 3 phương pháp có thể tính được ngày dự sinh đó chính là: thực hiện siêu âm, khám sức khỏe và bắt đầu tính từ ngày cuối của kinh nguyệt.

Có thai bao nhiêu tuần thì sinh được?
Có thai bao nhiêu tuần thì sinh được?

Mang thai bao lâu thì sinh?

Với một người bình thường, thời gian mang thai diễn ra khoảng từ 38-40 tuần. Có một số trường hợp sinh sớm hoặc muộn hơn vì tình trạng sức khỏe của thai nhi thay đổi.

Những yếu tố tâm lý và sự tác động bên ngoài có thể khiến mẹ bầu hạ sinh không đúng ngày. Trong trường hợp mang thai lần đầu, em bé sẽ ra đời sớm hơn 7-10 ngày so với dự kiến.

Theo thống kê, có khoảng 80% các mẹ sẽ sinh con trong tuần thai 37-42 tuần. Có một vài trường hợp sẽ sinh sớm vào tuần 35-36 do thai nhi có sức khỏe không ổn định. Một số ít mẹ bầu còn lại sẽ sinh con muộn vì nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.

Xem thêm:  Thai 28 tuần đã quay đầu chưa

Có thai bao nhiêu tuần thì sinh đủ tháng?

Thai 40 tuần tuổi chính là thai đủ ngày. Tuy nhiên, thai trên 38 tuần có thể dễ dàng nuôi dưỡng ở bên ngoài tử cung.  Đây cũng chính là giai đoạn để trẻ ít có nguy cơ gặp những biến chứng nhất. 

Ngoại trừ các trường hợp bất thường, các bác sĩ khuyến cáo nên chọn ngày sinh và các trường hợp mổ sau tuần thai thứ 39.  Có thể phân loại thai kỳ từ tuần 37-42 theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu kỳ: từ khoảng 37 đến 38 tuần, 6 ngày.
  • Giai đoạn toàn kỳ: từ khoảng 39 đến 40 tuần, 6 ngày.
  • Kỳ hạn cuối cùng: từ 41 tuần đến khoảng 41 tuần, 6 ngày.
  • Hậu kỳ: từ 42 tuần trở lên.
    Có thai bao nhiêu tuần thì sinh được?
    Có thai bao nhiêu tuần thì sinh được?

Nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

Nhóm đầu tiên

Nguy cơ do thai: Thai sẽ có những dấu hiệu bất thường như đa thai (có nhiều hơn một thai), lượng nước ối quá nhiều hay thai có diện tích quá lớn,… Khi đó, tử cung sẽ có dấu hiệu căng lên và khả năng cao sẽ xuất hiện trường hợp chuyển dạ sớm.

Nhóm thứ hai

Nguy cơ do tử cung: Tử cung có nhiều diễn biến xấu tác động đến cơ thể mẹ hoặc xuất hiện các bệnh mãn tính,…Lúc này, cân nặng của thai phụ bị giảm hoặc tăng đột ngột. 

Nhóm cuối cùng

Nguy cơ do thói quen: Các mẹ lơ đãng việc khám thai theo định kỳ, sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ,..

Xem thêm:  Mang thai 3 tháng đầu có được ăn lá tía tô?

Các trường hợp khẩn cấp nên đến bệnh viện ngay

  • Âm đạo bị ra máu quá nhiều trong giai đoạn muộn của thai kỳ. Đây có thể là những triệu chứng của việc sinh non, chuyển dạ,… Khi máu tiết ra càng nhiều thì mức độ sẽ tình hình sẽ rất nghiêm trọng.
  • Vùng tử cung và vùng bụng dưới xuất hiện những triệu chứng bất thường. Cơn co không biến mất sau khi nghỉ ngơi 1 giờ mà trở thành chu kỳ liên tục. 
  • Khi thai không có dấu hiệu cử động hoặc sự cử động dần trở nên ít hẳn so với mọi khi thì các mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Khi có các dấu hiệu của sự vỡ ối như dịch âm đạo ra nhiều, ồ ạt và liên tục, có mùi hôi và nhớt,… Các trường hợp này khi được phát hiện cần tới bệnh viện sớm nhất có thể để bảo vệ sự an toàn của em bé.
  • Mẹ bầu khi thấy mình sốt cao trên 38 độ C, có cảm giác khó thở, đau ngực, đau đầu,… thì nên có sự cảnh giác cao đối với các trường hợp này.

Hy vọng thông tin trên có thể giúp các mẹ giải đáp được những thắc mắc của chính bản thân minh về vấn đề có thai bao nhiêu tuần thì sinh. Trong những trường hợp bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời và bảo đảm sức khỏe tốt cho cả mẹ và em bé. Bảo vệ thật tốt sức khỏe của mẹ chính là đang bảo vệ sự chào đời an toàn và khỏe mạnh của con.

 

DMCA.com Protection Status