Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất hay bị ốm và bệnh vặt, vì lúc này sức đề kháng của trẻ còn khá yếu. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho có nguy hiểm không?

Tình trạng nghẹt mũi và ho ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng khoang mũi xuất hiện nhiều dịch nhầy kẹt ở mũi khiến khoang mũi bị tắc nghẽn, làm cho quá trình hô hấp ở trẻ trở nên khó khăn và nặng nề hơn.

Các triệu chứng đi kèm khi nghẹt mũi như:

  • Ho
  • Phát sốt
  • Hắt hơi nhiều lần
  • Chảy nước mũi
  • Hơi thở nặng
  • Ngáy do nghẹt mũi

Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ hay khóc và quấy, thở khò khè,… Bên cạnh đó, trẻ xuất hiện đờm nhưng không biết khạc ra, dẫn đến ho và khóc lóc, đòi bế. Vì vậy bạn cần để ý đến trẻ nhiều hơn để phát hiện ra các dấu hiệu khi bị nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ngạt mũi, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà trẻ sơ sinh hay mắc phải:

  • Cúm
  • Dị ứng với mùi hoặc món ăn nào đó
  • Dị ứng với phấn hoa
  • Không khí quá khô do thời tiết hoặc do nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài
  • Trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa
  • Trẻ mắc các bệnh do virus

Để điều trị bệnh một cách nhanh chóng, bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ, từ đó có phương pháp điều trị đúng. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi nặng, ho khan và khóc nhiều, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

  • Vệ sinh nơi ở của trẻ, đồ chơi, chỗ ngủ của trẻ,… đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng.
  • Giữ ấm cho trẻ
  • Hạn chế cho trẻ nằm điều hòa.
  • Sử dụng máy lọc không khí thích hợp với từng gia đình nếu nơi ở có nhiều tiềm năng ô nhiễm.
  • Không tiếp xúc với khói bụi và thuốc lá, phấn hóa, mùi nước hoa nặng mùi.
  • Không cho trẻ chơi với động vật nuôi
  • Vệ sinh mũi bằng Natriclorua 0.9% hằng ngày

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho không dùng thuốc

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa và sức đề kháng nên các bậc phụ huynh cần hạn chế dùng thuốc tây cho bé. Bên cạnh đó khi bé bị ngạt mũi, nên áp dụng các phương pháp dân gian thông thường sẽ an toàn cho bé. Trường hợp, khi sử dụng đã lâu mà tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm thì hãy đi khám bác sĩ ngay nhé!

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi

Trường hợp trẻ sơ sinh bịn ghẹt mũi bạn sử dụng một ít nước muối sinh lý, nhỏ vào mũi để vệ sinh mũi sạch hơn. Cách này đảm bảo vệ sinh, còn giảm viêm sưng mũi và đường hô hấp rất hiệu quả. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng máy hút mũi để hỗ trợ.

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho, bên cạnh đó còn gây ra nhiều triệu chứng đi kèm, sẽ làm giảm đi một phần sức khỏe của trẻ. Vậy nên các mẹ cần cho con bú sữa nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ trong thời kì này.

Không dùng mật ong làm dịu họng cho trẻ sơ sinh

Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều người sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Đối với người lớn thì phương pháp này được coi là rất hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nâng cao đầu khi nằm

Nằm cao đầu sẽ giúp cho trẻ dễ thở hơn, mũi nghẹt gây cản trở hô hấp và khiến trẻ phải thở bằng miệng nhiều. Nên kê đầu cao hơn, tư thế nằm thoải mái, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, thở nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Không khí khô hanh sẽ làm cho tình trạng mũi của trẻ sơ sinh trở nên tệ hơn.Vì vậy làm ẩm không khí, nơi trẻ ngủ và chơi để làm cho mũi của trẻ trở nên dễ chịu, không ngứa ngáy và khô.

Bài viết trên đã chia sẽ những thông tin bổ ích cho bạn về trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

Powered by excelketoan.net DMCA.com Protection Status