Khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ nhỏ thường mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi là một trong những tình trạng thường gặp nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết xoay quanh hiện tượng trên.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè mũi ở trẻ em. Nếu biết được nguyên nhân chính xác, việc điều trị sẽ diễn ra rất dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Hen suyễn
Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị khò khè mũi. Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính, có thể bị di truyền từ cha mẹ sang trẻ sơ sinh. Ngoài ra, còn do một tác động như khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn… Khi mắc hen suyễn, khò khè mũi là một triệu chứng báo hiệu trẻ đã có nguy cơ mắc bệnh. Phụ huynh nên tìm kiếm những phương pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.
Viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở trẻ thường xuất hiện các biểu hiện rất phức tạp. Khi ở giai đoạn đầu, trẻ sơ sinh sẽ bị sốt nhẹ, chảy nước mắt, quấy khóc, khò khè mũi… Nếu phát hiện được những triệu chứng này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám kịp thời, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp để các tình trạng nêu trên kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu oxy và thường xuyên xuất hiện tình trạng co giật, gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể.
Viêm amidan cấp tính
Tình trạng này xảy ra khi tuyến amidan của trẻ sơ sinh bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây nên hiện tượng đau rát, sưng đau. Khi đó, tình trạng khò khè mũi sẽ xuất hiện khiến cơ thể trẻ bị mệt mỏi, khó chịu.
Ngoài ra, còn có một số nguyên khác như bị lao, dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh liên quan đến phế quản…
Phương pháp hạn chế tình trạng khò khè mũi ở trẻ sơ sinh
Nếu tình trạng khò khè mũi diễn ra nhẹ và không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ theo những cách sau đây:
- Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ vào vùng mũi của trẻ. Đây là một cách làm khá đơn giản nhưng có thể vệ sinh sạch sẽ mũi của trẻ sơ sinh.
- Không được tuỳ tiện sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, kháng viêm… Việc làm này không đem lại hiệu quả mà còn khiến tình trạng khò khè mũi ở trẻ diễn ra nặng hơn.
- Cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn để không rơi vào tình trạng thiếu nước. Ngoài ra còn cung cấp được một lượng dưỡng chất cho cơ thể, khiến trẻ dễ dàng hơn trong việc thở.
- Cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa Lysine. Lysine là thành phần rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ, hạn chế được tối đa tình trạng khò khè mũi.
- Cần giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực của trẻ. Khi thời tiết thay đổi thì nguy cơ bị khò khè mũi sẽ xảy ra khá thấp. Nếu để trẻ ở trong môi trường lạnh và mặc những loại quần áo có chất liệu quá mỏng sẽ dễ dàng khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, cảm lạnh và hiện tượng khò khè mũi sẽ xuất hiện.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết để bảo vệ được sức khoẻ cho trẻ. Các thức ăn chứa nhiều khoáng chất và vitamin sẽ hỗ trợ miễn dịch, bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho trẻ, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Chẳng hạn như kẽm, vitamin nhóm B, crom, selen…
- Trong trường hợp trẻ bị khò khè mũi kéo dài hơn 4 tuần kèm theo các biểu hiện như thở rút lõm ngực, người tím tái, thở li bì, rối loạn tri thức… Cha mẹ hãy bình tĩnh và nhờ sự can thiệp của các bác sĩ có chuyên môn.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết xoay quanh tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè mũi. Hy vọng có thể giúp các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất, hạn chế được tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám kịp thời.