Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các bé dưới 5 tuổi. Bệnh không chỉ gây ra các tổn thương cho da mà còn gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh tay chân miệng là gì và dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết đây để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này và cách phòng tránh sao cho hiệu quả.

Tay chân miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là bệnh được gây ra bởi nhóm virus đường ruột Enterovirus, trong đó Coxsackie A16 và Enterovirus typ 17 là thường gặp nhất. Thông thường, virus Coxsackie A16 sẽ ít gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh và có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Theo các thống kê, đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đặc biệt là ở các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta, bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì?
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì?

Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng

Khả năng lây lan của các virus gây bệnh tay chân miệng là rất nhanh và được truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua đường miệng, qua các dịch tiết từ miệng, mũi, phân hay từ nước bọt của trẻ bị nhiễm bệnh. Cụ thể như sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp, chơi đùa cùng người nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình vui chơi, trò chuyện trẻ sẽ có thể hít phải dịch tiết của người bệnh khi hắt hơi, ho, ăn uống chung.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ mụn nước hoặc phân của người bệnh.
  • Dùng chung đồ chơi với bé đã bị tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Nếu phát hiện muộn và không được kịp thời điều trị thì bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như viêm màng não virus, tê liệt, bại liệt…

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Tùy vào từng giai đoạn mà tay chân miệng sẽ có các biểu hiện khác nhau như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường sẽ kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Ở giai đoạn này bệnh sẽ bắt đầu với những triệu chứng dễ nhận thấy như: sốt nhẹ hoặc sốt cao (37,5 – 39 độ C), đau họng, đau rát ở miệng và răng, chán ăn, chảy nhiều nước bọt…

Giai đoạn toàn phát

Sau khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi bị bệnh phát thì trẻ sẽ có xuất hiện các biểu hiện điển hình của bệnh như sau:

  • Nổi phát ban ở dạng mụn nước ở trong các lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, các bóng nước này có thể mọc ẩn hoặc lồi trên da, thường sẽ không đau, không ngứa khi sờ vào.
  • Loét miệng: Đây là triệu chứng gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt của trẻ. Loét miệng ở vùng niêm mạc má, lưỡi và lưỡi kèm với sự xuất hiện của các bóng nước có đường kính khoảng 2-3mm. Khi các bóng nước vỡ ra sẽ tạo nên các vết loét khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. 
  • Toàn thân có dấu hiệu co giật, rối loạn thị giác…
  • Xuất hiện các mụn lở, rộp da ở trên da.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi đứa trẻ mà bệnh còn có các biểu hiện khác như bóng nước xen kẽ với bạn hồng, không có bóng nước hoặc ở một vài bé chỉ xuất hiện triệu chứng loét miệng.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì?
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì?

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, tuy nhiên để có thể hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước trước và sau khi cho trẻ ăn.
  • Làm sạch các vật dụng trong gia đình bằng xà phòng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Cha mẹ hạn chế ôm hôn bé, trường hợp nhà có hai bé thì không cho các bé dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo với bé bị nhiễm bệnh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những nơi đông người khi đã nhiễm bệnh.
  • Hướng dẫn cho trẻ thói quen che mũi và miệng khi ho, hắt hơi.

Trên đây là những thông tin cần thiết và bổ ích về bệnh tay chân miệng và các dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng mà bố mẹ nào cũng nên tham khảo. Khi thấy trẻ nhà mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)
Operated by tamdaibi.com DMCA.com Protection Status