Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Đờm ở cổ họng của trẻ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khò khè, khóc quấy và chán ăn. Đó là lý do vì sao mẹ cần phải biết cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh để giúp cổ họng của trẻ dễ chịu và thông thoáng hơn. Vậy đâu là cách lấy đờm đơn giản và nhanh nhất? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích!

Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng xuất hiện đờm nhớt ở cổ họng và mũi rất phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Đờm không chỉ khiến trẻ khó chịu, khó thở mà còn khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, thở khò khè…Do đó, việc tìm ra nguyên nhân gây đờm là cách để điều trị tận gốc giúp trẻ khỏe mạnh. 

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đờm ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

Do virus

Virus gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, thủy đậu, ho gà…là nguyên nhân gây đờm.

Nhiễm trùng

Đờm sinh ra được xem là một trong những cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể phản ứng với sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đờm xuất hiện quá nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Dị ứng

Trẻ dị ứng khi chuyển mùa hay dị ứng với bụi bẩn, thuốc lá…cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đờm dày đặc ở cổ họng.

Yếu tố sinh lý

Khi các chức năng sinh lý ở họng và mũi suy yếu sẽ kéo theo tình trạng tắc nghẽn đờm ở đó. Bên cạnh đó, triệu chứng lệch ở vách ngăn sẽ khiến cho đường lưu thông của đường bị trệch, từ đó gây tắc nghẽn.

Những ảnh hưởng của đờm đến trẻ

Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi xuất hiện đờm ở trẻ sơ sinh, quá trình hô hấp của trẻ sẽ bị cản trở, gây khó thở, ho, ngủ không ngon giấc ở trẻ.

Trẻ sẽ phải ho liên tục, thậm chí ho kéo dài để có thể đẩy toàn bộ dịch nhờn ra bên ngoài bởi cổ họng và mũi của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện, chưa thể tự đưa đờm ra khỏi cơ thể được.

Trẻ sẽ gặp phải tình trạng nôn trớ khi ăn nếu có đờm. Đây là một trong những tình trạng không tốt và nên những tổn thương cho trẻ, nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh.

Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Vỗ rung để long đờm

Vỗ rung không chỉ giúp máu của phổi lưu thông tuần hoàn mà còn tạo điều kiện cho đờm ở phế quản long và dễ đẩy ra ngoài. Mẹ nên lưu ý vỗ rung lưng trước khi ăn để trẻ ho và trớ ra đờm.

Cách làm:

  • Để bé nằm, dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Để bé nằm nghiêng.
  • Mẹ dùng 5 ngón tay khum thành nửa vòng, từ từ vỗ nhẹ vào lưng của trẻ (vỗ lần lượt từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, vỗ lưng bên trái khi trẻ nằm nghiêng sang phải và ngược lại, hay tay thay phiên nhau đồng đều với sức vỗ nhẹ nhàng, không quá mạnh).
  • Sau đó, bé sẽ khóc kèm theo nôn trớ đờm ra. Mẹ có thể dùng bọc vải sạch vào đầu các ngón tay và từ từ móc nhẹ đờm ra nếu thấy đờm xuất hiện trong miệng trẻ.

Hút mũi cho trẻ

Hút mũi và sử dụng nước muối được đánh giá là một trong những cách hiệu quả nhất để lấy đờm cho trẻ sơ sinh. 

Cách làm:

  • Dùng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Sử dụng các dụng cụ hút dịch mũi, có thể tìm mua ở các hiệu thuốc.
  • Nhỏ nước muối 2 bên mũi của trẻ để có thể làm loãng đờm ở cổ họng. Mẹ chỉ nên nhỏ mỗi bên 3 giọt, vì nhỏ nhiều có thể sẽ khiến trẻ bị sặc.
  • Trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi mẹ hãy bóp bóng, sau đó dùng tay bịt chặt bên mũi còn lại và thả bóng ra. Dịch đờm sẽ bị hút ra ngoài theo không khí. 
  • Mẹ nên thực hiện hút đờm 2 đến 3 lần mỗi ngày để đờm không còn là vấn đề đáng ngại đối với trẻ.

Triệu chứng đờm ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài kèm theo ho dai dẳng không dứt thì cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp quý phụ huynh có thêm kiến thức về cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)
Operated by coiphat.com DMCA.com Protection Status