Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Những vết thương ngoài da làm mất đi hàng rào bảo vệ cơ thể từ bên ngoài, có thể gây ra những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Khi ấy, thuốc kháng sinh là biện pháp hiệu quả đáng được tin dùng để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu một số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương thường dùng ở bài viết dưới đây.

Công dụng của thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp tiêu diệt các tế bào vi khuẩn trong cơ thể. Đây là loại thuốc diệt khuẩn mạnh nhất, dùng để điều trị những trường hợp bị nhiễm khuẩn trong tế bào hay mô của cơ thể. Nhờ tác dụng của thuốc, các vết thương sẽ giảm thiểu tình trạng viêm và nhanh chóng hồi phục.

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

 

Một số trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, thuốc kháng sinh là lựa chọn mang tính quyết định cho người bệnh. Vì tầm quan trọng đó mà lựa chọn dùng thuốc kháng sinh để chữa lành vết thương tránh bị nhiễm trùng là vô cùng cần thiết.

Những trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc diệt khuẩn, chỉ có tác dụng với các loại vi khuẩn nên chúng ta chỉ sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích diệt khuẩn và phòng tránh nhiễm khuẩn. Ta có thể dùng thuốc kháng sinh để bôi ngoài da để sát khuẩn quanh miệng vết thương. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân để diệt vi khuẩn tại mô và các tế bào. Thuốc kháng sinh đường toàn thân chỉ nên dùng khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng vì đường toàn thân rất dễ gây ra những tác dụng phụ lớn. Trong đó, những dấu hiệu đầu của nhiễm trùng thường là vết thương sưng tấy, đỏ và kèm với sốt cao. 

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Bên cạnh đó, chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tại nhà mà không được kê đơn, vì nếu sử dụng sai cách thì thuốc kháng sinh không có tác dụng, hơn nữa sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng tình trạng kháng thuốc, giảm hiệu quả của quá trình điều trị. Ngoài ra thuốc kháng sinh có chi phí không nhỏ nên hãy sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, theo đơn thuốc của bác sĩ, đặc biệt trong mục đích điều trị các vết thương hở.

Một số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng thường dùng

Hiện nay đã có hàng ngàn loại thuốc kháng sinh được sản xuất để phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có một tác dụng riêng trong việc điều trị nên cần lựa chọn đúng thuốc để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý rằng thuốc kháng sinh cũng có những tác dụng phụ mà có thể nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh để có hiệu quả tối ưu nhất và tránh các tác dụng phụ. 

Một số loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng vết thương phổ biến hiện nay là:

Flucort – N

Đây là thuốc kháng sinh được bào chế dạng kem, dùng để bôi ngoài da điều trị các vết nhiễm khuẩn thứ phát. Thành phần chính của thuốc thuốc bao gồm Fluocinolone acetonide và Neomycin sulfate. 

Cách dùng: Thoa lên da 3 lần/ngày đối với trường hợp cấp. Thoa 1 lần/ngày đối với bệnh da mạn.

Neoderm

Loại thuốc này được bào chế dạng thuốc mỡ. Thành phần chính của thuốc là Nystatin, Neomycin sulfat và một ít acetonid. Công dụng của thuốc là điều trị các bệnh ngoài da không chảy nước nhạy cảm với corticoid hay nấm Candida. 

Cách dùng: Trị liệu trong vòng một tuần. Thoa từ 1 – 2 lần/ngày sau khi rửa sạch vết thương. Lưu ý không được bôi lên mắt.

Glomazin Neo

Đây cũng là một dạng thuốc kem bôi có thành phần chính là Betamethason Valerate và Neomycin sulfat. Công dụng của thuốc là điều trị vết thương ngoài da có nghi ngờ nhiễm khuẩn. 

Cách dùng: Rửa sạch và lau khô vùng bị thương, sau đó thoa một lớp mỏng. Sử dụng từ 2-3 lần/ngày.

Tarvicort – N

Là một dạng thuốc kem bôi ngoài da với thành phần chính là Fluocinolon acetonid và Neomycin sulfat. Tác dụng của thuốc là trị những vết khuẩn ngoài da. 

Cách dùng: Bôi lên vùng bị thương 3 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 6 tiếng)  nếu trường hợp cấp tính, còn nếu bị viêm da mãn tính chỉ cần bôi 1 lần/ngày. 

Trên đây là những loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương hiệu quả và phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn nắm rõ được các loại thuốc kháng sinh hơn. Tốt nhất các bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo kê đơn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng thuốc nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Designed by vietnamtops.com DMCA.com Protection Status