Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những vết thương ngoài da là điều thường gặp. Từ các vết thương hở rất nhỏ do việc bị xước tay, đứt tay,.. cho tới những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da mảng rộng,… đều nên được xử lý sớm và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vậy nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì? Cần làm gì khi bị nhiễm trùng vết thương? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng vết thương là gì?

Bình thường bề mặt da sẽ được bảo vệ bởi một lớp acid mỏng do tuyến bã nhờn tiết da, lớp acid này giúp cơ thể điều chỉnh nồng độ pH da và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi ở trên da. Các vi sinh vật có lợi này có tác dụng kìm hãm và ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào trong cơ thể. Vì vậy, ở điều kiện bình thường cơ thể sẽ không hình thành phản ứng viêm. Mặt khác, khi cấu trúc da bị xé rách thì bất kì vi sinh vật hay mầm bệnh nào cũng có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng vết thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp nhất là Staphylococcus aureus.

Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?
Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?

Những dấu hiệu khi bị nhiễm trùng vết thương

Sưng đỏ khi bị thương là triệu chứng rất phổ biến khi bị mầm bệnh xâm nhập làm tổn thương. Nếu dấu hiện sưng đỏ kéo dài hơn 3 ngày mà không giảm mà còn lan rộng, kèm theo phù nề, mưng mủ thì khả năng vết thương bị nhiễm trùng rất cao. Lúc này, chúng ta cần kiểm tra những dấu hiệu khác có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng vết thương để có thế xử lý kịp thời:

  • Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc màu xanh lá cây, đôi khi kèm theo mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp vết thương chảy mủ có màu xanh lá cây và có mùi khó chịu thì chắc chắn vết thương đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương đau với mức độ tăng dần theo thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tình trạng sưng, đỏ tấy kéo dài nhiều ngày và có dấu hiệu lan rộng.
  • Màu sắc và kích thước vết thương thay đổi so với ban đầu. Vùng bị sưng đỏ lan rộng ra quanh miệng vết thương.
  • Vết thương nhiễm trùng sẽ bị mưng mủ, lượng dịch tiết ra ngày càng nhiều và kèm theo mùi hôi, khó chịu. Dấu hiệu này cho thấy mức độ nhiễm trùng vết thương đã khá nặng, cần nhanh chóng xử lý.
  • Khi bị nhiễm trùng vết thương, người bệnh có thể thấy mệt mỏi và bị sốt cao. Lúc này, vết thương đã có mức độ nặng, cần đi đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh đối với nhiễm trùng vết thương khi được bác sĩ cho phép và sử dụng theo đơn của bác sĩ. Những loại thuốc thường dùng trong điều trị nhiễm trùng vết thương hở là:

Flucort-N

Loại thuốc này được bào chế theo dạng kem bôi ngoài da, dùng để điều trị các vết thương nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn nên dùng 1 lần/ngày đối với bệnh da mạn, dùng 3 lần/ngày đối với những trường hợp cấp. Lưu ý thuốc chứa Corticosteroid mạnh nên chỉ cần thoa một lớp mỏng.

Neoviderm

Đây là loại thuốc có dạng thuốc mỡ, dùng để trị các bệnh ngoài da không chảy nước, nhạy cảm với Corticoid, có bội nhiễm khuẩn hay nấm Candida. Bạn nên giới hạn trị liệu với thuốc này trong một tuần. Rửa sạch vùng da bị thương trước khi thoa, mỗi ngày 2 lần.

Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?
Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?

Mibeonate-N

Đây là dạng thuốc kem dùng để bôi ngoài da. Rửa sạch và lau khô vùng bị thương, thoa nhẹ lượng vừa đủ lên vùng bị thương 2 lần/ngày, buổi sáng và tối. Thời gian sử dụng thuốc tùy vào mức độ và tiến triển của vết thương.

Tarvicort-N

Đây cũng là một dạng thuốc bôi ngoài da. Trong trường hợp cấp tính, thoa 3 lần/ngày, cách nhau 6 tiếng mỗi lần. Đối với trường hợp mãn tính thì chỉ cần thoa 1 lần/ngày. Loại thuốc này chứa lượng Corticosteroid mạnh nhất nên lưu ý chỉ nên thoa một lớp mỏng.

Trong quá trình chăm sóc vết thương, bạn cần lưu ý giữ vệ sinh vết thương và vệ sinh tay sạch trước khi sử dụng thuốc. Nên rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn để giúp vết thương mau chóng hồi phục.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về triệu chứng nhiễm trùng vết thương cũng như vấn đề nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì. Qua đó, bạn sẽ “bỏ túi” được những cách chăm sóc vết thương một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Designed by tailuanvan.com DMCA.com Protection Status