Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?

Chắc hẳn hầu hết tất cả các mẹ bầu đều lo lắng và quan tâm đến sự phát triển của thai thi, đặc biệt là trong thai kỳ tuần thứ 19, bởi đây là cột mốc đánh dấu nửa chặng đường của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu quan tâm đến cân nặng của thai nhi và đặt ra câu hỏi là thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam? Vậy qua bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này nhé!

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?

Thai nhi ở tuần thứ 19 đã bắt đầu duỗi chân ra, không còn co như những tuần trước, vì thế kích thước của bé cũng được tính từ đầu cho đến ngón chân. Ở giai đoạn này, thai nhi có chiều dài khoảng 17,8 cm và nặng khoảng 200 gam.

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?
Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?

Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ bầu có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Những cử động đầu tiên này của bé diễn ra nhanh chóng, đôi khi có cảm giác như có sủi bọt trong bụng, hay đôi khi lại thấy nhẹ nhàng như nước chảy. Đôi khi bé đạp nhẹ vào thành bụng, đây là những dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi phát triển tốt. 

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 19 

Thông thường, mẹ bầu sẽ tăng được khoảng 4,5kg ở tuần thai thứ 19. Qua giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng đến 0,5kg một tuần vì sự phát triển nhanh của thai nhi. Giai đoạn này mẹ cần lưu ý điều tiết cân nặng cho hợp lý bởi cân nặng của mẹ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Mặt khác, mẹ bầu cũng sẽ bắt đầu có những thay đổi trong giai đoạn này, cụ thể: 

  • Cơ thể tích cực sản xuất thêm máu.
  • Hệ tuần hoàn của mẹ mở rộng và duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Vì vậy, mẹ bầu đôi khi cảm thấy bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác buồn nôn, hay thậm chí có thể bị ngất khi thay đổi tư thế quá nhanh.
  • Mẹ bầu cũng có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, sưng răng hay chảy máu lợi, nguyên nhân là do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn.
  • Ở giai đoạn này, dung tích phổi của mẹ cũng tăng thêm, nhịp thở cũng nhanh hơn và có lúc cảm thấy bị hụt hơi.
  • Bầu vú của mẹ bầu cũng to ra do các tuyến sữa tăng lên và lưu lượng máu tăng theo.

Ngoài ra, trong những tuần tiếp theo, việc bổ sung sắt rất quan trọng đối với mẹ và bé vì:

  • Cơ thể mẹ cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm.
  • Cơ thể mẹ cần hấp thụ đủ lượng sắt để tạo ra Hemoglobin, thành phần trong hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Đây là điều vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé.
    Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?
    Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam?

Những lưu ý mẹ bầu cần chú ý ở tuần thai thứ 19

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nhiều mẹ bầu sẽ bị chóng mặt do hạ huyết áp. Khi nằm, buồng tử cung sẽ gây áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. Nếu bị hạ huyết áp, mẹ có thể giảm cơn đau bằng cách ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Hạ huyết áp thường xảy ra khi mẹ chuyển tư thế đột ngột, ví dụ như đang ngồi mà đột ngột đứng dậy. Mẹ có thể khắc phục bằng cách đứng lên hay ngồi xuống từ từ.
  • Mẹ nên lưu ý duy trì một thực đơn cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hơn nữa mẹ cũng nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng để giúp lưu thông đường huyết cũng như hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và cơ thể của bé. Nên tập vài bài thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng để có một tinh thần sảng khoái, tích cực cho mẹ và bé.
  • Trò chuyện cùng bé là hoạt động rất quan trọng đến sự phát triển của bé. Lúc này, bé đã phát triển các giác quan, trở nên nhạy hơn trước.  Nên tích cực trò chuyện kết hợp xoa bụng để kích thích bé làm quen với mẹ từ sớm. Tốt hơn nữa là động viên chồng và người thân cùng trò chuyện cùng bé, điều này sẽ hình thành một kết nối gia đình bền vững để đón bé chào đời.

Mẹ bầu nên thường xuyên quan tâm và theo dõi các chỉ số phát triển cân nặng của bé, đặc biệt là từ tuần thai thứ 19. Chúng tôi vừa cung cấp một số thông tin về thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu nắm được tiến độ phát triển của thai nhi, và giúp các mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho phù hợp.

Phát triển bởi webphunu.com.vn DMCA.com Protection Status