Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thai nhi được ghi trong kết quả siêu âm. Vậy thế nào là đường kính lưỡng đỉnh và chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường? Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Thế nào là đường kính lưỡng đỉnh?

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là đường kính mặt cắt ở ngang hộp sọ, hay còn được gọi là chu vi vòng đầu của thai nhi hoặc được đo tại mặt cắt lớn nhất (được tính từ trán ra sau gáy) trên hộp sọ của thai nhi. Đường kính lưỡng đỉnh thường được đo vào khoảng từ tuần thai thứ 13 đến tuần thai thứ 20 của thai kỳ vì trong thời gian này, phần đầu của thai nhi đang phát triển nhanh. Sau thời gian này chỉ số đo sẽ không còn độ chính xác cao vì thai đã lớn. Vì thế mẹ bầu nên lưu ý đi khám thai đúng lịch để có thể xác định được chỉ số chính xác nhất.

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?
Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Giải thích các ký hiệu chỉ số thai nhi trong kết quả siêu âm

Dưới đây là các ký hiệu quan trọng về chỉ số thai nhi được thể hiện trong các kết quả siêu âm của mẹ bầu:

  • Ket Qua Sieu Am Thai Nhi

    CRL là chữ viết tắt của Crown Rump Length – Chiều dài đầu mông.

  • FL là chữ viết tắt của Femur Length – Chiều dài xương đùi.

  • BPD là chữ viết tắt của Biparietal Diameter – Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.

  • GA là chữ viết tắt của Gestational Age – Tuổi thai. Thông thường, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.

  • GSD là chữ viết tắt của Gestational Sac Diameter – Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.

  • EFW là chữ viết tắt của Estimated Fetal Weight – Khối lượng thai ước đoán.

Công thức tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh

Dựa vào chỉ số BPD, chúng ta có thể tính cân nặng thai nhi theo 2 công thức sau:

  • Trọng lượng thai nhi (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
    • Ví dụ: BPD 90mm thì thai nhi cân nặng sẽ là (90 – 60) x 100 = 3kg.
  • Trọng lượng thai nhi (gam) = 88.69 x BPD (mm) – 5062
    • Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng sẽ là: 88.69 x 90 – 5062 = 2920g.

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường? 

Theo nghiên cứu, đường kính lưỡng đỉnh trung bình của bé từ tuần thứ 12 cho đến khi em bé được sinh ra thì chỉ số lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5cm đến 9cm. Mẹ bầu có thể tham khảo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh tương đối dưới đây: 

  • Từ tuần thứ 13-15: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 21 – 29 mm.
  • Từ tuần thứ 16-18: Đường kính lưỡng đỉnh của thai khi khoảng 32 – 39 mm.
  • Từ tuần thứ 19-21: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 43 – 50 mm.
  • Từ tuần thứ 22-25: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 53 – 62 mm.
  • Từ tuần thứ 26-28: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 65 – 71 mm.
  • Từ tuần thứ 29-31: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 73 – 78 mm..
  • Từ tuần thứ 32-34: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 81 – 85 mm.
  • Từ tuần thứ 35-37: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 87 – 90 mm.
  • Từ tuần thứ 38-40: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi khoảng 92 – 94 mm.

Nếu số đường kính lưỡng đỉnh bé hơn mức bình thường thì có khả năng thai nhi phát triển chậm hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn bình thường. Ngược lại, nếu đường kính lưỡng đỉnh quá lớn thì có khả năng thai nhi có phần đầu lớn, gây khó khăn cho mẹ trong việc sinh thường, đặc biệt là đối với những mẹ bầu sinh lần đầu. Nếu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh cùng với chỉ số khác đều vượt mức bình thường thì có khả năng đây là kết quả của hiện tượng tiểu đường thai kỳ của mẹ. Lúc này, người mẹ sẽ được bác sĩ khuyến khích sinh mổ để đảm đảm an toàn cho thai nhi và mẹ.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không ở mức quy định, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người mẹ tiến hành siêu âm lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra kỹ hơn để xác định chắc chắn tình trạng sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kết hợp một số chỉ số khác như chu vi vòng đầu, chu vi vùng bụng,… với đường kính lưỡng đỉnh để có thể đánh giá chính xác tình trạng phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển về não bộ.

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?
Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Những lưu ý để thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh chuẩn:

Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để bé phát triển bình thường và có chỉ số đường kính bình thường:

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng là một phần quan trọng nhất của mẹ để chăm sóc bé tốt nhất. Mẹ nên đảm bảo cung cấp cân đối đủ 4 nhóm cân đối là: Chất đạm, chất đường bột, các loại vitamin, chất béo và các vi chất khoáng cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung thêm canxi, kẽm, sắt, vitamin nhóm B,… để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển hoàn thiện.

Vận động và nghỉ ngơi

Vận động giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và tăng tuần hoàn, lưu thông máu cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng từ 15-30 phút mỗi ngày. Trong chế độ nghỉ ngơi, mẹ bầu nên tránh những stress, tình trạng căng thẳng, lo lắng, hãy nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái và đảm bảo giấc ngủ sâu, ngon giấc.

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến các chỉ số của bé

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp thông tin về đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho các mẹ bầu, có thể giúp mẹ nắm rõ hơn về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cũng khi đọc kết quả siêu âm. Mẹ bầu nên thăm khám thai định kỳ, đúng hẹn để có thể theo dõi tình trạng của bé cụ thể hơn.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ, giúp mẹ Bầu theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra đối với thai nhi. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.

   >> Tham khảo thêm bài viết: Thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai?

Bổ sung chất sắt

Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. thế nên các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, hoặc có thể bổ sung viên sắt theo khuyến cáo của bác sĩ

Bổ sung canxi

Phòng loãng xương cho Mẹ Bầu và giúp con có đủ canxi để phát triển xương, phát triển chiều cao.
Ngoài ra, Mẹ Bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tiêm phòng uốn ván

Các Mẹ bầu nên tiêm phòng cho mẹ và con khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 2 phải tiêm trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.

Kết Luận: Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số rất quan trọng, để qua đó xác định được tuổi, trọng lượng cuả thai nhi. Thêm vào đó, đánh giá sự phát triển của hệ thần kinh và sự phát triển của các bé. Các MẸ Bầu nên đi khám thai định kỳ để cập nhật chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường của chỉ số này.

Operated by blognhatha.com DMCA.com Protection Status