Cơn đau chuyển dạ như thế nào?

Các mẹ bầu khi mang thai đều cần trang bị những kiến thức cần thiết để  có những cách xử lý tình huống tốt nhất an toàn cho cả mẹ và bé trong bụng mẹ. Đau bụng chuyển dạ thì các mẹ bầu cũng cần có cách nhận biết mà có thể đến bệnh viện kịp thời. Vậy cơn đau chuyển dạ như thế nào?

Cơn đau chuyển dạ như thế nào?

Cơn đau chuyển dạ là một quá trình sinh lý  của nhiều hiện tượng kết hợp lại với nhau, quan trọng nhất là những cơn co thắt của tử cung. Quá trình đau bụng chuyển dạ có 3 giai đoạn, mỗi giai đều đều có những dấu ấn khác nhau để chuẩn bị cho thai nhi chào đời:

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn cổ tử cung có dấu hiệu mở

Cổ trong và cổ ngoài của tử cung nhập lại với nhau tạo thành một màng mỏng và từ từ  cổ tử cung được mở ra. Trong thời gian mang thai cổ tử cung luôn được đóng kín bởi một nút nhầy cổ tử cung để không có sự xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung. Khi xuất hiện đau chuyển dạ thì nút nhầy cổ tử cung được thoát ra cùng với một ít máu bởi vì vỡ mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng được chia thành 2 thời kỳ khác nhau:

Thời kỳ tiềm thời là khi người mẹ thấy cơn đau ở bụng chuyển nhẹ từng cơn, cơn co tử cung được biểu hiện  trong thời gian ngắn và thời gian nghỉ dài, mức tính trung bình cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng 30 giây, sau đó nghi 3 phút rồi tiếp tục cơn đau. Tại thời đểm này thì cổ tử cung đã mở ra được khoảng 3cm.

Thời kỳ hoạt động là thời kỳ mà người mẹ cảm thấy cơn đau chuyển dạ đau nhiều hơn, thời gian đau tăng lên khoảng 45 giây và thời gian nghỉ được rút ngắn lại còn khoảng 1 phút 25 giây, lúc này cổ tử cung đã nở được khoảng 6-9cm. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy rất đau nên có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, gây tê ngoài màng,…

  • Giai đoạn 2: Là giai đọn thai nhi được sinh ra

Tình trạng của mẹ và con sẽ được theo dõi trên biểu đồ monitoring sản khoa, cơn co thắt của tử cung tăng cao, cường độ mạnh trung bình đo được lúc này là khoảng 100-110 mmHg. Khi cổ tử cung đã mở được 10cm thì đầu của bé đã  lọt thấp, túi ối đã vỡ, lúc này bác sĩ và các cô hộ sinh sẽ hỗ trợ người mẹ để rặn bé ra ngoài.

  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn túi nhau ra ngoài

Lúc này người mẹ sẽ có cảm giác đau bụng nhẹ, tử cung sẽ co lại làm cho nhau bong và sổ ra ngoài, vào lúc này bác sĩ là người nhanh chóng lấy nhau ra để hạn chế tối đa tình trạng mất máu của người mẹ.

Quá trình đau chuyển dạ sẽ kéo dài khoảng 16 tiếng ở những mẹ mang thai lần đầu và khi mang thai bé thứ hai thì sẽ có cơn đau ngắn hơn chỉ khoảng 8 tiếng.

Ngoài ra còn có tình trạng  chuyển dạ giả và tình trạng này thường xuất hiện vào lúc trước khi sinh khoảng 4-5 tuần. Nhưng cũng có một vài nguyên nhân khác làm cho mẹ bầu đau bụng, vì vậy để tốt nhất cho mẹ và bé thì khi xuất hiện cơn đau lạ nên đến bác sĩ thăm khám điều trị.

Một số lưu ý cho mẹ bầu vào tháng cuối

  • Vào những ngày cuối gần sinh mẹ bầu cần chuẩn bị đồ đầy đủ cho bé và cho bé khi đi sinh, thời gian nằm viện sau sinh có thể từ 3-7 ngày, tùy vào trường hợp sinh thường hay sinh mổ.
  • Từ tuần 36 hay 37 thì mẽ bầu nên chuẩn bị tất cả những giấy tờ , hồ sơ, thông tn bệnh viện yêu cầu, những thông tin cần thiết. Hồ sơ của những lần đi khám thai cần được sếp gọn gang theo từng giai đoạn khám thai, kết quả siêu âm thai, kết quả xét nghiệm vào trong túi hồ sơ.
  • Đặc biệt cần giấy photo chứng minh nhân dân, sổ hậu khẩu có then của mẹ bầu.

Vào những tháng cuối gần sinh thì các mẹ bầu cần chú ý đến những cơn đau xuất hiện để xác định được có phải là cơn đau chuyển dạ không. bài viết cung cấp thông tin về cơ đau chuyển dạ như thế nào để cho mẹ bầu biết được và đến bệnh viện kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

Powered by 10hay.com

DMCA.com Protection Status