Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi

Trước khi giới thiệu những câu chuyện cổ tích ba mẹ nên đọc cho thai nhi, chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin được được nghiên cứu về tác dụng tích cực của việc đọc truyện cho thai nhi, ngoài ra chúng tôi sẽ đưa ra giúp ba mẹ biết phương pháp đọc như thế nào, tư thế sao cho đúng… Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến các mẹ bầu.

Đọc truyện cho thai nhi thực sự có tác dụng?

Truyện kể cho thai nhi là một trong những phương thức thai giáo được nhiều mẹ áp dụng. Với mong muốn con sẽ có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống cũng như khao khát tạo ra sự tương tác với bé trước khi bé chào đời. Ngoài ra có nghiên cứu cho thấy việc kể những câu chuyện cổ tích cho thai nhi sẽ giúp thai nhi nhận ra được giọng nói của ba mẹ nhiều hơn của người khác.

Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi

Mẹ nên kể những câu chuyện cho thai nhi từ tháng thứ mấy?

Từ tuần thứ 18 thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận được âm thanh. Cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, bé đã bắt đầu nghe được những âm thanh bên trong cơ thể mẹ như tiếng tim đập, tiếng mẹ thở, giọng nói của mẹ… sẽ được bé ghi nhớ.

Cũng ở thời điểm này, bé có thể dần dần cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài, đặc biệt là giọng nói của bố. Việc kể chuyện cho thai nhi lặp lại mỗi ngày sẽ giúp bé nhận thức cơ bản về âm thanh, ngôn ngữ và có khả năng nhận ra bố hoặc những người thân trong gia đình ngay từ khi chào đời.

Tuy không có bằng chứng quá chắc chắn về việc bé sẽ thông minh hơn nếu mẹ chịu khó đọc truyện cho thai nhi. Tuy nhiên, những hoạt động này có thể giúp bé dễ dàng nhận ra mẹ hoặc bố khi được sinh ra. Đây có lẽ đã là điều tuyệt vời nhất đối với mẹ gia đình nhỏ của bố mẹ.

Một thí nghiệm tại trường Đại Học Bắc Carolina ở Greensboro chỉ ra rằng trong khoảng vài giờ sau sinh, em bé đã nhận ra và thích nghe giọng nói của mẹ hơn là một người khác. Điều này cho thấy bé đã phải học hỏi và ghi nhớ lại giọng nói của mẹ từ trước khi được sinh ra.

Trong thai kỳ, các tế bào thần kinh đang phát triển và hình thành các kết nối với một phần của bộ não để xử lý âm thanh, vỏ não thính giác. Tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng cho trẻ sau này. Giọng nói quen thuộc của bố mẹ mỗi ngày khi đọc các câu chuyện kể cho thai nhi dường như là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa bố mẹ và bé.

Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi

Phương pháp đọc truyện cho thai nhi như thế nào cho đúng?

Thời lượng đọc

Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành khoảng 10 – 15 phút để đọc cho thai nhi một mẩu chuyện nhỏ. Có thể thực hiện 2 – 3 lần cho cùng một câu chuyện để thai nhi cảm nhận được đầy đủ, trọn vẹn nội dung hấp dẫn, vừa kích thích thính giác, vừa gắn kết thêm tình mẫu tử.

Tư thế đọc sách

Người mẹ nên chọn tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Có thể nằm trên giường, trên ghế sofa hoặc là trên thảm… miễn sao mẹ cảm thấy dễ chịu, không mệt mỏi, có thể tập trung đọc sách rõ ràng và mạch lạc.

Khi có thai, mẹ không nên duy trì một tư thế quá lâu, vì vậy mẹ nên chọn những mẩu truyện ngắn, không tốn quá nhiều thời gian để đọc cho bé nghe hết cả một cuốn sách dày. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mẹ thể hiện chất giọng truyền cảm cũng như thử trải nghiệm với các nhân vật mới khi đọc truyện cổ tích cho thai nhi

Những truyện ngôn tình, buồn bã hay có nội dung gây sợ hãi đều không tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ nên chọn những chuyện có nội dung đơn giản, dễ hiểu với ngôn ngữ nhịp nhàng bởi thai nhi sẽ thích nghe hơn.

Giọng điệu đọc sách

Mẹ cần đọc rõ ràng với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm, uyển chuyển, lên xuống, chuyển nhịp vừa phải, không quá nhanh, quá đột ngột. Người mẹ nên tạo sự hứng thú, giọng điệu vui vẻ, hoạt bát trong quá trình đọc sách để thai nhi có thể cảm nhận được, tỏ ra thích thú, thoải mái và cảm thấy được tình yêu thương, hạnh phúc của người mẹ đang lan tỏa cho bé.

Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi

Con cú khôn ngoan

Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

Con cừu đen kêu be be

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

Khỉ và cá sấu

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

Một cách đếm thông minh

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.

Cún con đi lạc

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.

Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh.

Ngỗng và rùa

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.

Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.

Đeo chuông cho mèo

Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian.

Con lừa hát

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách lắng nghe người khác.

Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by cachlam.org DMCA.com Protection Status