Chó cắn là trường hợp nhiều người không may mắc phải, nhiều người khi vô tình bị chó cắn sẽ trở nên rất hoang mang vì sợ bị bệnh dại. Đặc biệt, chó cắn không chảy máu có sao không là câu hỏi mà rất nhiều thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn những thắc mắc trên để bạn cảm thấy an tâm hơn về sự cố này hơn nhé!
Bệnh dại là bệnh gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra. Một khi đã mắc bệnh và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sẽ gây tử vong.
Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại
Vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại là nguyên nhân chính gây ra bệnh dại.
Khi tiếp xúc với đông vật nhiễm bệnh, bệnh sẽ lây nhiễm qua các hình thức như: Tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, các niêm mạc như mắt, mũi. Thông thường mọi người nhiễm bệnh khi bị chó cắn chảy máu.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người như:
- Đi đến hoặc sinh sống ở các đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.
- Tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống, hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.
- Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý hay huấn luyện động vật hoang dã.
Triệu chứng của bệnh dại
Bệnh dại khi phát ra, vì ngoài theo dõi bản thân bạn cần phải theo dõi chú chó đã cắn bạn xem tình trạng sức khỏe tiến triển như thế nào. Không may mắc phải bệnh dại sẽ là điều vô cũng nguy hiểm đối với tính mạng của người bị cắn. Dưới đây là một số biểu hiện bạn cần theo dõi để phát hiện ra bệnh dại sớm nhất:
Thể viêm não khi mắc bênh dại
Ở thể này bênh nhân bắt đầu có những biểu hiện như sốt, đau đầu và dần kiệt sức. Không muốn ăn uống và mất ngủ đồng thời sẽ kèm các biểu hiện như sợ nước và sợ gió. Triển biến nặng hơn, là tăng tuyến nước bọt không thể ăn uống được nữa, đồng tử giãn dần và kèm theo nhiều biểu hiện khác. Khi đến những biểu hiện như cương dương, xuất tinh ở nam, bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.
Thể liệt khi bị dại
Ở thể này bệnh nhân sẽ bị liệt các nhóm cơ dần dần, liệt tay liệt chân và không kiểm soát được các hoạt động của cơ thể. Sau khi liệt đến đường hô hấp thì người bệnh sẽ tử vong.
Nhiều người vần đồn đại rằng, khi bị dại người bệnh sẽ có những biểu hiện hệt như con vật bị dại. Nhưng thực tế đó chỉ là những ám ảnh của người bệnh gây ra những biểu hiện lạ đó mà thôi. Người bị dại, sẽ hoàn toàn tỉnh táo và có ý thức bình thường cho đến khi tử vong do các triệu chứng.
>>> XEM NGAY: Bị mèo cắn chảy máu có sao không?
Chó cắn không chảy máu có sao không? Có mắc bệnh dại không?
Khị bị chó cắn, sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra. Ở những trường hợp nặng như chảy máu, bầm tím nặng thì nhiều người sẽ đi khám và tim phòng ngay. Tuy nhiên, ở trường hợp chó cắn không chảy máu mọi người rất lo sợ nhưng lại có phần chủ quan.
Trong trường hợp, vết thương của bạn chỉ bầm mà không bị chảy máu và không trầy xước thì bạn cho người nhà đi tiêm phòng theo phác đồ phơi nhiễm 3 mũi. Bạn nên theo dõi được con chó thường xuyên. Nếu chó bị ốm hoặc chết thì bạn đến cơ sở tiêm chủng để tư vấn tiêm huyết thanh phòng.
Hiện nay đã có vắc-xin phòng dại rất tốt và an toàn của Pháp sản xuất. Thuốc này có thể tiêm cho cả những người chưa bị chó cắn nhưng thích chơi với động vật nuôi như chó, mèo theo phác đồ 3 mũi.
Những đối tượng nào cần tiêm phòng dại vì nguy cơ lây nhiễm cao?
Khi bị chó cắn điều đầu tiên bạn cần nên làm đó là đến ngay cơ sở y tế, để được thăm khám và tiêm phòng đúng cách nhất. Dưới đây là một số đối tượng cần tiêm phòng dại gấp để tránh để lại các hậu quả đáng buồn:
- Những người hay đi thám hiểm trong những hang động có nhiều động vật lạ.
- Những người đi đi lịch, công tác sang những đất nước kém phát triển như Châu Phi.
- Các bác sĩ thú ý, thường xuyên tiếp xúc với các động vật nuôi.
- Các người làm công việc đến chăm sóc thú cưng.
Kết luận: Chó cắn không chảy máu có sao không còn tùy thuộc vào rất nhiều trường hợp mà bài viết trên đã chỉ ra., hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân, đặc biệt là không nên chủ quan khi chó cắn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng nếu không may bị chó cắn thì bạn nên đi đến trung tâm ý tế gần nhất để tiêm phòng ngay mà không nên chủ quan nhé!