Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có nguy hiểm không?

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ là tình trạng thường xảy ra phổ biến nhưng điều này cũng làm không ít các bậc cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin về hiện tượng này và cách cách xử lý phù hợp nhé!

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ nhưng thường thì nó không quá nguy hiểm nên cha, mẹ cần bình tĩnh để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu trẻ chỉ nôn một lần rồi thôi có thể là do trẻ bị hóc thực phẩm, nghẹn hoặc ăn quá nhiều – điều này không đáng lo ngại

Tuy nhiên nếu trẻ hay bị nôn trớ thì một số nguyên nhân dưới đây có thể gây ra tình trạng này cho trẻ mà cha mẹ cần phải biết:

Nhiễm trùng dạ dày, ruột

Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khi bé 3 tuổi bị nôn. Có thể do trẻ ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa những thành phần không tốt cho hệ tiêu hóa, dị ứng… Tình trạng này gây ra hiện tượng trẻ nhỏ tiêu chảy, nôn trớ, sốt… kéo dài từ 12-24 tiếng

Dị ứng thức ăn

Thức ăn gây dị ứng cho trẻ thường là: Tôm, cua, ghẹ, đậu phộng, các loại hạt cây…Nôn trớ thường là triệu chứng khi trẻ bị dị ứng thức ăn và thường xuất hiện ngay sau bữa ăn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn khi lựa chọn các loại thực phẩm để phù hợp cho trẻ.

Trào ngược dạ dày

Do hệ thống ruột và thần kinh của trẻ 3 tuổi chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành nên dạ dày dễ bị kích thích dẫn đến nôn trớ.

Do đau nửa đầu

Ở trẻ em hầu hết các chứng đau nửa đầu đều có thể dẫn đến nôn mửa.

Do tắc ruột

Đây là trường hợp ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Trẻ bị tắc ruột thường có biểu hiện nôn trớ, đau bụng dữ dội, vã mồ hôi.

Cách xử lý khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Điều quan trọng khi thấy trẻ hay bị nôn trớ là biết được rõ nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra các mẹ cũng có thể tham khảo các cách sau đây để chăm sóc trẻ.

Chú ý để cho trẻ không bị mất nước

Khi bị nôn trớ sẽ khiến cho cơ thể trẻ mất nước và suy yếu. Bố mẹ nên chú ý cho bé uống nhiều nước và bổ sung thêm dung dịch bù điện giải để ngăn tình trạng mất nước. Mẹ nên cho trẻ uống dung dịch bù điện giải  5ml -10 ml/ lần uống sau mỗi 10 phút.

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Để dạ dày hoạt động tốt hơn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. 

Thường mỗi bữa ăn sẽ cách nhau 3 tiếng. Những loại thực phẩm cần thiết cho trẻ vào thời gian này: Canh rau củ, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc…

Để ngăn tình trạng nôn trớ mẹ nên tránh chọn những loại rau có nhiều xơ vì chúng khiến cho trẻ khó tiêu hóa. Đồng thời cũng không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn nhiều đường và cay nóng như: Bánh kẹo ngọt, kem,..

Cho trẻ ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều thứ.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng. Thêm vào đó ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ giảm nôn trớ.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc

Mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này sẽ có thể có tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ.

Khi nào trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ trở nên nguy hiểm?

Nôn trớ thông thường sẽ dừng lại sau 12-24 tiếng. Nếu bé nôn trớ kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh nghiêm trọng. Cha, Mẹ cần theo dõi và đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi thấy những biểu hiện sau:

  • Bé bị tiêu chảy, nôn ra dịch lạ.
  • Nôn trớ kéo dài sau 24 tiếng.
  • Bé có dấu hiệu mất nước.
  • Tình trạng của bé trở nên tệ hơn.

Biện pháp phòng tránh trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Để giảm thiểu cũng như phòng tránh tình trạng nôn trở ở trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ thay đổi lối sống một cách lành mạnh hơn. Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể áp dụng:

  • Chia thực đơn hàng ngày thành nhiều bữa phụ, tránh để trẻ ăn quá no.
  • Chú ý và loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng cho trẻ ra khỏi thực đơn hàng ngày.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các món ăn hàng ngày của trẻ.
  • Khi ăn xong nên để trẻ nghỉ ngơi tránh cho trẻ chạy nhảy vận động mạnh.
  • Đảm bảo khu vực vui chơi sạch sẽ, an toàn.

Trên đây là những thông tin cung cấp cho cha mẹ cần nắm khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ, hy vọng sẽ giúp ích được cho cha mẹ có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời và phù hợp khi gặp phải.

5/5 - (2 bình chọn)
Designed by chudaibi.net DMCA.com Protection Status