Sau khi cắt túi mật việc chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng trong quá trình giúp người bệnh phục hồi. Mổ cắt túi mật có thể được thực hiện bằng mổ nội hoặc mổ hở nên thời gian phục hồi của bệnh nhân còn tùy thuộc vào cách chăm sóc. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật như thế nào?
Tìm hiểu nguyên nhân cắt túi mật
- Túi mật là một túi nhỏ, hình quả lê nằm dưới lá gan, túi mật chứa và cô đặc mật, một loại dịch tiêu hóa được gan tiết ra liên tục. Mật nhũ tương hóa mỡ và trung hóa axit có trong thức ăn đã phần nào được tiêu hóa.
- Túi mật được phẫu thuật cắt khi:
Bệnh nhân có sỏi túi mật, tình trạng sỏi túi mật thường không có hiện tượng hay triệu chứng gì nên không được phát hiện sớm, chúng có thể gây tắc, gây viêm và nhiễm trùng túi mật.
Bệnh nhân có polyp lớn hơn 10mm hay đau quặn thường xuyên tái diễn, đặc biệt là đồng thời bị hai trường hợp là sỏi mật và polyp.
Ung thư túi mật phải cắt túi mật và có thể phải cắt một số phần mô xung quanh.
- Những loại phẫu thuật cắt túi mật như:
Cắt túi mật nội soi, phương pháp này thường đường sử dụng nhất vì phẫu thuật này chỉ sử dụng camera và đưa dụng cụ vào cắt qua đường mổ nhỏ, sử dụng phương pháp này bệnh nhân sẽ ít đau hơn.
Cắt túi mật mổ mở là túi mật sau khi được cắt sẽ được lấy ra qua đường mổ lớn trên thành bụng, phương pháp này có tính xâm nhập vào bụng nhiều hơn phẫu thuật nội soi, cần nằm viện lâu hơn và phục hồi lâu hơn. Nguyên nhân bệnh nhân không thể cắt túi mật nội soi như béo phì, không quan sát rõ được các tạng, có tiền căn phẫu thuật trước gây sẹo dính nhiều,…
Chăm sóc bệnh nhân sau cắt túi mật
- Trong thời gian nằm viện thì bệnh nhân cần làm theo những chỉ định của bác sĩ cũng như điều dưỡng ở bệnh viện tuân thủ chế độ ăn, dùng thuốc đúng liều lượng.
- Bệnh nhân nên uống một ít nước sau khi phẫu thuật cắt túi mật và lượng nước được uống sẽ tăng dần sau khi cơ thể thích ứng dần, vì sau khi phẫu thuật bệnh nhân đã mất một lượng nước khá lớn nên cần uống nước để bệnh nhân thoải mái hơn.
- Tập cho bệnh nhân hít thở sâu khoảng 10 lần/giờ, thực hiện 2 lần/ngày để phòng ngừa các tình trạng liên quan đến phổi.
- Cho bệnh nhân nằm bình thường, đặc biệt ở vết thương mổ nên đặt một chiếc gối mỏng để giảm áp lực, giảm đau khi ho hay hắt hơi.
- Bệnh nhân nên rời giường ngay khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, vào thời gian đầu thì nên đi lại nhẹ nhàng sau một thời gian thì có thể tăng cường độ vận động lên để máu có thể lưu thông tốt hơn.
- Những ngày đầu sau khi phẫu thuật thì nên cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn những thức ăn chiên, xào có quá nhiều dầu mỡ, tránh những thực phẩm quá nhiều cholesterol. Những thức ăn bệnh nhân nên ăn như cháo, súp, rau luộc, hoa quả tươi, những chất béo chưa bão hòa (chất béo tốt),…
- Giữ vệ sinh cho vết mổ và để cho vết mổ khô, sạch trong ngày đầu tiên bệnh nhân mổ, không cho bệnh nhân tắm sẽ vì sẽ làm vết mổ ướt.
- Sau khoảng 2 ngày thì cho bệnh nhân tắm nhưng vẫn tránh tình trạng nước rơi vào vết mổ.
- Kiểm tra, xem tình trạng vết mổ mỗi ngày để phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng sớm nhất. Nếu vết mổ có những hiện tượng như sưng tấy, sưng mủ, có dịch chảy ra, sờ vào cảm giác nóng và đau, bệnh nhân sốt trên 38 độ, tiêu chảy kéo dài, đau bụng đột ngột thì nên báo ngay với bác sĩ.
- Không cho bệnh nhân hoạt động mạnh hay khuân vác những đồ vật nặng trong thời gian 4-6 tuần sau khi phẫu thuật.
- Thông thường bệnh nhân sau mổ túi mật sẽ rất nhanh chong1 trở lại sinh hoạt bình thường chỉ sau vài ngày.
Dù bệnh nhân mổ cắt túi mật được thực hiện theo phương pháp nào đi nữa thì việc phục hồi sức khỏe cũng dựa vào người chăm sóc bệnh nhân. Bài viết trên nói về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật hy vọng sẽ có thông tin hữu ích.