Chăm sóc bệnh nhân sau bó bột

Bó bột được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân bị gãy xương, trật khớp, bong gân,… giúp vùng bị gãy được cố định để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương. Sau  khi bó bột thì nên có cách chăm sóc tốt thì tình trạng của xương mới tiến triển tốt được. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân sau bó bột như thế nào?

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Bó Bột 1
Chăm sóc bệnh nhân sau bó bột

Những yếu tố giúp xương liền

  • Gãy xương là một tình trạng cũng không mấy hiếm gặp hằng ngày, khi gãy xương bó bột  sẽ được áp dụng đối với những trường hợp như gãy kín, gãy đến sớm và gãy ít di lệch. Còn với trường hợp gãy hở thì xử lí vết thương rồi nắn sau bó mới bó bột. Thời gian bó bột tùy thuộc vào loại xương, lứa tuổi của bệnh nhân.
  • Xương có thể khả năng liền lại theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn tụ máu tại chỗ bị gãy: Xương bị gãy kèm theo đó đó là hiện tượng tổn thương mạch máu trong tủy xương. Do đó, ngay sau khi bị gãy xương tại chỗ gãy máu chảy ra thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và những tổ chức xung quanh.

Giai đoạn can xương liên kết: Các tế bào liên kết ở tủy xương, ổ ống xương Havers và màng xương ở 2 đầu xương  sẽ xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành  màng lưới tổ chức liên kết thay thế khối máu tụ.

Giai đoạn can xương nguyên phát: Từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng đọng dần và tạo thành xương non nguyên phát, giai đoạn này sẽ diễn ra 20-30 ngày sau khi gãy xương.

Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tủy sẽ lập lại nguyên vẹn và hệ thống Havers lặp lại dần và tạo  thành xương vĩnh viễn và liền tốt sau 8-10 tháng.

Chăm sóc bệnh nhân sau bó bột

  • Sau khi bó bột nên cho bệnh nhân tập vận động thụ động với những chi không tổn thương nhằm tránh tình trạng làm teo cơ, cứng khớp. Còn chi bị bó bột thì tập những bài tập trong giới hạn cho phép.
  • Nếu phần chi bó bột là chi dưới thì cần hướng dẫn bệnh nhân tập di chuyển bằng nạng, chống đỡ đi bằng chân không bị thương, nhắc nhở bệnh nhân cẩn thận trong việc di chuyển chi bị bó bột, nên để chân lành bước xuống trước rồi mới đến nâng đến chi bị bó bột.
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Bó Bột
Chăm sóc bệnh nhân sau bó bột
  • Còn  nếu phần bó bột là chi trên thì cần sử dụng đai đeo nâng đỡ hoặc dây đeo bảng rộng vì nếu sử dụng dây đeo nhỏ thì vùng cổ sẽ bị loét.
  • Nên cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, có những dấu hiệu chèn ép như đau tăng, tê bì, mất cảm giác, đầu của các chi tím tái,… thì phải báo ngay với bác sĩ để bác sĩ xé bột hoặc thay bột mới.
  • Cho bệnh nhân nằm kê cao phần chân nếu như bị thương ở chi dưới cũng như cho vận động nhẹ các ngón chân  giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sưng nề các vùng xung quanh.
  • Thường xuyên thăm khám và nghe nhu động ruột, cũng như việc đại tiện của bệnh nhân, khuyến khích cho bệnh nhân uống nhiều nước và tăng cường nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày nếu như bệnh nhân bị bó bột ở phần chi dưới.
  • Luôn thăm khám, chăm sóc vết thương qua cửa sổ bột, đảm bảo vô trùng cho vết thương.
  • Cho bệnh nhân ăn bằng cách chia nhỏ những bữa ăn ra và thay đổi nhiều thực đơn, tăng cường chất calci, vitamin A, D,C, đạm trong bữa ăn của bệnh nhân.
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu khó chịu khi bó bột thì xem xét tình trạng của bệnh nhân nếu bị dị ứng thì cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khuyên không cho bệnh nhân sử dụng những vật cứng đưa vào phần trong bột để gãi khi ngứa, vệ sinh sạch những vụn bột và không để cho vùng bột bị ẩm ướt. Tạo nhiệt độ phòng dễ chịu để cho bệnh nhân thoải mái hơn với vùng bị bó bột.

Những biến chứng có thể xảy ra nếu như khi bó bột không được chăm sóc đúng cách như chèn ép điểm, chèn ép toàn cơ thể, lỏng bột, loãng xương.

Bệnh nhân sau bó bột được chăm sóc và cho ăn đủ chất cần thiết giúp xương phát triển tốt thì sẽ mau chóng trở về  sinh hoạt bình thường. Bài viết trên có một số cách giúp các bạn tham khảo về cách chăm sóc bệnh nhân sau bó bột mong rằng có thông tin mà bạn cần.

5/5 - (2 bình chọn)
Designed by wikigiaidap.net DMCA.com Protection Status