Bệnh uốn ván chữa được không?

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Gần đây, do chủ quan xem nhẹ các vết thương nhỏ số người mắc bệnh này có xu hướng tăng cao. Đọc bài viết sau để tìm hiểu sâu hơn về bệnh uốn ván là gì, bệnh uốn ván chữa được không và cách phòng tránh loại bệnh này nhé!

Bệnh uốn ván chữa được không?
Bệnh uốn ván chữa được không?

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin)  của vi khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. 

Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân

Đường lây truyền bệnh uốn ván

Thông thường vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua:

  • Các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân động vật.
  • Các vết trầy xước, vết cắn của động vật, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ (đinh sắt bị gỉ, gai đâm…), do tiêm chích bị nhiễm bẩn.
  • Vết thương tai giữa, chảy mủ tai, sâu răng, vết thương lâu lành, vết loét sau phẫu thuật.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do:

  • Dụng cụ cắt dây rốn bẩn khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ qua dây rốn. 
  • Sau khi sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên bị nhiễm vi khuẩn uốn ván.

Triệu chứng của bệnh uốn ván

Triệu chứng ban đầu của bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng việc co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như: Cổ, lưng, ngực, bụng, mông.

Biểu hiện của việc người bệnh bị co các cơ:

  • Co cứng cơ mặt: Làm cho nếp nhăn trán hằn rõ, hai chân mày cau lại.
  • Co cứng cơ lưng: Lưng bị uốn cong, ưỡn thẳng lưng như hình chiếc ván đặc trưng.
  • Co cứng cơ bụng: Sờ vào bụng thấy cứng, hai cơ thẳng trước gồ lên. 
  • Co cứng cơ ngực, cơ liên sườn: Làm hạn chế di động lồng ngực.

Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí rách cơ và gãy nhanh khi các các cơn co cứng bị kích thích. Có thể gặp các biểu hiện khác như: Buồn nôn, sốt cao, tim đập nhanh. 

Đối với trẻ em bị uốn ván sơ sinh sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, cứng hàm. Sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng uốn cong người, co giật, co cứng người, tay khép chặt đầu ngả ra phía sau và rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh nếu bị uốn ván thường dẫn đến tình trạng tử vong.

Lưu ý về thời gian mắc bệnh uốn ván

  • Thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài từ 3-4 tuần
  • Tỷ lệ tử vong càng cao khi thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Bệnh uốn ván chữa được không?

Bệnh uốn ván tuy là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị, tuy nhiên không phải không thể chữa khỏi. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau.

Chi phí điều trị bệnh uốn ván hiện nay khá tốn kém và mất thời gian. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 20 ngày đến 3-4 tháng điều trị.

Theo số liệu thống kê người bệnh phải chi trả 20-30 triệu đồng đối với trường hợp bị uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp của máy thở, còn đối với trường hợp phải thở máy và các biến chứng liên quan đến thận, tim mạch, thần kinh chi phí có thể lên tới 200-300 triệu đồng.

Bệnh uốn ván chữa được không?
Bệnh uốn ván chữa được không?

Cách phòng tránh bệnh uốn ván

Biện pháp phòng chống bệnh uốn ván hữu hiệu nhất được cho là tiêm vắc-xin phòng tránh bệnh uốn ván. Tất cả mọi người đều nên tiêm phòng vắc-xin này đặc biệt:

  • Phụ đang mang thai hoặc trong độ tuổi sinh con: Việc này vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Bởi trẻ sơ sinh nếu bị mắc bệnh uốn ván này tỷ lệ tử vong vô cùng cao lên tới 95%.
  • Người nông dân: Đây là đối tượng này có khả năng mắc bệnh cao. Vì những người nông dân thường làm việc tiếp xúc với phân bón động vật, đất đai, ruộng vườn.
  • Công nhân: Trong khi làm việc người công nhân thường có nguy cơ cao gặp các tai nạn tại công trường, nhà xưởng, nhà máy. Nếu tiêm phòng vắc-xin sẽ hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh uốn ván.
  • Đối với những vết thương nhỏ không nên chủ quan mà phải xử lý, sát trùng đúng tránh gây ra những tác hại khôn lường.
  • Phụ nữ khi sinh con cần đảm bảo vô trùng vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh an toàn cẩn trọng để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng uốn ván.

Bài viết trên vừa cung cấp thông tin về bệnh uốn cũng như giải đáp các thắc mắc cho các bạn về vấn đề bệnh uốn ván có chữa được không. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn bổ sung kiến thức để biết cách phòng chống loại bệnh này.

5/5 - (2 bình chọn)
Managed by hocvan12.com DMCA.com Protection Status