Bệnh nhân đặt nội khí quản khi bệnh nhân cần được phẫu thuật, gây mê. Là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực hồi sức và cấp cứu bệnh nhân. Phương pháp này giúp bệnh nhân khai thông, bảo vệ hay thông khí nhân tạo xâm nhập vào tốt nhất. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản như thế nào?
Tìm hiểu về đặt nội khí quản
- Đặt nội khí quản nhằm mục đích đảm bảo cho đường thở thông thoáng và thể tích khí lưu thông của nhịp thở khi thông khí nhân tạo, ngoài ra còn tạo điều kiện để làm sạch phổi tránh được biến chứng sặc phổi.
- Đặt nội khí quản khi bị tắc nghẽn đường thở do dị vật hay do chấn thương, khả năng bảo vệ đường thở của bệnh nhân bị mất do ngộ độc, suy hô hấp, hệ tuần hoàn ngừng.
- Không đặt nội khí quản khi mắc những trường hợp như:
Đường miệng bị cứng khớp, sai khớp hàm, u vòm họng, chấn thương, vỡ xương hàm, phẫu thuật ở vùng vòm họng,…
Đường miện bị chấn thương, biến dạng mũi – hàm mặt, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, viêm xoang,…
- Trước khi tiến hành cho bệnh nhân đặt nội khí quản thì nên kiểm tra kỹ tình trạng của bệnh nhân để tránh tình trạng không đáng có xảy ra.
Chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản
- Chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản nhằm mục đích là ngăn chặn tình trạng bội nhiễm đường thở, đảm bảo tình trạng thông khí tốt hơn, theo dõi để ống không tuột vào sâu hay tuột ra ngoài, ổn định tâm lý cho bệnh nhân,…
- Bệnh nhân khi đặt nội khí quản thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân, vệ sinh răng miệng bằng nước muối có pha betadine loãng và thay quần áo vệ sinh thân thể hàng ngày cho bệnh nhân.
- Thay các băng dính hàng ngày và băng chân mayor thù nên thay 2 lần 2/ngày, khi băng dính trên ống nội khí quản của bệnh nhân thì nên liên tục thay đổi vị trí không nên dán mãi một vị trí vì sẽ gây loét, rách môi.
- Khi xuất hiện nhiều đàm thì nên hút đàm, khi nghe thấy được tiếng khò khè trong ống có tiếng đàm lách tách thì nên hút ngay cho bệnh nhân, hút đàm cho bệnh nhân phải đảm bảo vô trùng. Nên hút nhanh và cùng lúc theo dõi tri giác, nhịp thở, mức SpO2, hút theo thứ tự từ ống nội khí quản, mũi rồi đến miệng.
- Kiểm tra, cố định ống thông đúng vị trí, xem dịch đàm có mắc kẹt trong ống thông không. Vệ sinh súc rửa ống thông hàng ngày bằng máy hút với dung dịch natriclorua 0,9%.
- Theo dõi tình trạng oxy của bệnh nhân, tình trạng ống nội khí quản, khí quản và tình trạng dịch qua ống, vùng da xung quanh ống có gì bất thường không.
- Nếu bệnh nhân có vết loét thì cắt vùng da bị hoại tử đó, thay bằng thường xuyên để giữ sạch sẽ vết thương để tránh tình trạng vết loét bị lan ra vùng rộng hơn.
- Cho bệnh nhân nằm đệm hơi, đệm nước và xoay trở tư thế cho bệnh nhân thường xuyên 2 giờ/lần là tốt nhất, nên có đệm nhỏ để chêm lót thêm ở những vùng da dễ bị loét.
- Luôn giữ cho da của bệnh nhân khô thoáng, thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân để cho hệ tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, ngoài ra cần theo dõi tình trạng da niêm mạc của bệnh nhân.
- Dinh dưỡng của bệnh nhân thì chỉ được bơm ăn theo chỉ định của bác sĩ, thường được nuôi qua sonde bằng súp, cháo xay nhuyễn hoặc sữa theo cữ. Những bệnh nhân có tình trạng nặng, vết thương khó lành… thì bệnh nhân đó có thể được nuôi qua máy nhỏ. Nên xoa bóp dọc theo khung đại tràng để tăng nhu cầu động ruột.
- Thường xuyên nói chuyện, trò chuyện với bệnh nhân để bệnh nhân gọi biết, hiểu lời nói giúp bệnh nhân hồi phục chức năng nhận biết, nghe, lời nói, ttri giác,… tốt hơn. Nên giải thích cho người nhà và bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh của để giảm lo lắng và yên tâm hơn để chữa bệnh.
Khi bệnh nhân đã được đặt nội khí quản thì cân được chăm sóc tốt để sức khỏe thoải mái nhất. Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản mong sẽ có những thông tin có ích cho các bạn.