Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Bệnh sốt virus thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, tuy bệnh không có quá nhiều nguy hiểm thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị nếu không nó cũng có nguy hiểm khó lường. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus.

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Virus
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Tìm hiểu về sốt virus

Sốt virus sẽ được gặp nhiều nhất vào lúc khí hậu chuyển biến thất thường vì ở khí hậu không ổn định sẽ làm cho bệnh phát triển nhanh hơn bao giờ hết.

Dấu hiệu của bệnh sốt virus:

  • Ho là một trong những biểu hiện đầu tiên khi bắt đầu bị nhiễm virus.
  • Kèm theo những cơn ho thì một số người còn bị hắt hơi và sổ mũi nhiều lần.
  • Sốt cao đây là biểu hiện phổ biến nhất khi bệnh nhân bị sốt virus, thường sốt cao từ 38-39 độ. Trong cơn sốt người bệnh rất mệt mỏi.
  • Đau đầu nếu là người lớn thì đau đầu rất dễ nhận biết còn khi trẻ em mắc phải thường vật vã.
  • Đau, nhức mỏi toàn thân khi bị biểu hiện này trẻ thường quấy khóc.
  • Rối loạn tiêu hóa thường sẽ xuất hiện sớm hay muộn tùy theo tình trạng cơ thể của mỗi người khác nhau với những đặc điểm như phân lỏng, không màu, chất nhầy, hiện tượng này sẽ xuất hiện gtrong vòng 1-2 ngày.
  • Viêm hạch, những vùng hạch xung quanh đầu cổ, mặt thường sưng to và đau có thể nhìn hoặc sờ vào sẽ biết.
  • Phát ban thường xuất hiện sau 2-3 ngày và khi ban xuất hiện tình trạng sốt sẽ giảm đi.
  • Viêm kết mạc, kết mạc sẽ đỏ và chảy nước mắc.
  • Nôn là biểu hiện có thể xảy ra sau khi ăn.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

  • Thông thường bệnh nhân sốt virus sẽ tự khỏi sau 5-6 ngày được chăm sóc và điều trị tại nhà nên khi ở nhà chúng ta cần có kế hoạch chăm sóc để chăm sóc bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh. Chúng ta cần phải lập kế hoạch theo những bước sau:
  • Đo nhiệt độ cho cơ thể thường xuyên để theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
  • Hạ sốt cho bệnh nhân là bước kế tiếp có vai trò rất quan trọng, nên cho bệnh nhân đến bác sĩ để kê đơn thuốc hạ sốt không nên tự ý mua thuốc bên ngoài các tiệm thuốc tây.
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Virus 1
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus
  • Nên cho bệnh nhân mặc quần áo thông thoáng, thoáng mát, chất liệu mềm dễ chịu, nhẹ để tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái.
  • Ngoài ra cần cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt nhất nên chế biến những thức ăn dạng lỏng cho bệnh nhân ăn để dễ tiêu hóa trong thời gian đầu vừa mới mắc bệnh.
  • Trong quá trình điều trị bệnh tuyệt đối không nên tự ý truyền nước vào cơ thể bệnh nhân khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, tốt nhất là nên bổ sung qua đường uống.
  • Nếu thấy bệnh nhân sốt quá cao trên 38 độ khi dùng thuốc vẫn không có dấu hiệu giảm sốt, rơi vào trạng thái li bì, mơ hồ, đau đầu, xuất hiện các cơn co giật thì nên đi đến bác sĩ ngay tránh tình trạng xấu xảy ra.
  • Đặc biệt hơn với những đứa trẻ vì là trẻ con nên sức đề kháng rất yếu vì vậy trong quá trình chăm sóc bé nếu thấy hiện tượng là tốt nhất để trẻ đi bác sĩ.

Cách phòng chống bệnh sốt virus

Chúng ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy để ngăn chặn sốt virus chúng ta nên:

  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý và ăn nhiều những thực phẩm có chứa nhiều vitamin.
  • Có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí, không nên làm việc quá lao lực khiến cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho virus dễ xâm nhập vào cơ thể.
  • Quan trong nhất vẫn là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngôi nhà ở cũng nên được dọn dẹp sạch sẽ, nên để cho không gian trong gia đình khô thoáng không để ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho virus  sinh sống dẫn đến dễ lây lan và phát bệnh.

Tuy rằng sốt virus không nguy hiểm đáng kể nhưng chúng ta không nên chỉ quan cần chăm sóc bệnh nhân một cách chu đáo nhất để bệnh mau khỏi. Hy vọng bài viết trên tham khảo về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus sẽ có thông tin hữu ích.

5/5 - (2 bình chọn)
Designed by songtinhthuc.com DMCA.com Protection Status