Thủy đậu là một trong những căn bệnh rất phổ biến và bất kỳ độ tuổi nào cũng dễ mắc phải, đặc biệt là ở trẻ em. Vì thế, những vấn đề liên quan đến bệnh thủy đậu cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh được quan tâm rất nhiều. Vậy bệnh thủy đậu là gì và bị thủy đậu có tắm được không? Để có câu trả lời đúng đắn mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây!
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn được với tên khác là trái rạ, phỏng rạ, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh thủy đậu là xuất hiện các mụn nước trên da, niêm mạc da đi kèm với các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, suy nhược. Thủy đậu được xem là một bệnh khá lành tính và đứa trẻ nào trong đời cũng sẽ mắc một lần.
Bệnh thủy đậu chủ yếu lây nhiễm qua đường không khí hoặc do tiếp xúc với da. Ở cấp độ lành tính, bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thông thường, các mụn nước hay vết ban có thể gây ngứa rất và để lại sẹo, mất thẩm mỹ nếu không được xử lý khéo léo.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh thủy đậu sẽ gây nên nhiều biến chứng như viêm da, xuất huyết thủy đậu, viêm phổi, các bệnh liên quan đến thần kinh, nguy hiểm hơn là có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bị thủy đậu có tắm được không?
Như đã biết, thủy đậu là một trong những bệnh lý ở ngoài da, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, không để cho người bệnh bị nhiễm trùng là một trong những nguyên tắc trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu.
Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều người vẫn còn quan niệm sai lầm rằng khi nhiễm bệnh thủy đậu cần kiêng nước, kiêng gió. Thế nhưng, việc không tắm không giúp cho bệnh thuyên giảm mà sẽ vô tình tăng nguy cơ lan nhiễm cho những vết thương trên da, các mụn bị ngứa sẽ vỡ ra. Đồng thời, việc người bị bệnh thủy đậu không tắm và mặc quần áo quá nhiều là cơ hội để cho các virus gây bệnh lan rộng ra nhiều hơn.
Vì vậy, khi bệnh thủy đậu cơ thể người bệnh cần một chế độ vệ sinh hợp lý. Để giảm các triệu chứng tổn thương da do ngứa, bệnh nhân nên tắm rửa bằng nước ấm và thay quần áo hằng ngày để bề mặt da được sạch, tránh vi khuẩn lây lan, loang lỗ, bội nhiễm. Một lưu ý trong lúc tắm là không nên tắm lâu, tránh các hành động chà sát mạnh, gãi để hạn chế làm vỡ các mụn. Sau khi tắm, da cần được thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Trường hợp tắm bằng bồn thì nên vệ sinh sạch sẽ bồn tắm trước và sau khi tắm để tránh tình trạng virus lây lan.
Những lưu ý khi bị bệnh thủy đậu
Thời gian để khỏi bệnh thủy đậu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc cá nhân. Dưới đây là những lưu ý người bệnh cần thực hiện để mau khỏi bệnh và hạn chế được những biến chứng:
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán vì thực phẩm chứa nhiều chất béo dễ khiến các nốt mụn sưng viêm, ngứa ngáy;
- Không ăn các thực phẩm từ bơ sữa (sữa, bơ, phô mai…), vì sẽ làm cho da tiết nhiều dầu tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan và phát triển;
- Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, bởi khi mắc thủy đậu, trong khoang miệng sẽ xuất hiện các vết mụn nước, hàm lượng vitamin C cao có thể khiến cho vết thương lở loét, thậm chí gây đau dữ dội;
- Không nên ăn thức ăn mặn và cay vì sẽ khiến các vết loét gây kích ứng;
- Để hạn chế việc lây lan cho người khác thì không nên đến những nơi đông người;
- Những vật dụng cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm, quần áo…không được dùng chung với người đang mắc thủy đậu;
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tuyệt đối không kiêng tắm và gãi mạnh tay vào vết thương.
Với câu hỏi bị thủy đậu có tắm được không thì câu trả lời là được và phải tắm đúng cách để an toàn và tránh hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn. Việc phòng ngừa bệnh thủy đậu là rất cần thiết vì là bệnh lành tính nhưng nguy cơ biến chứng rất cao. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình điều trị bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được chữa trị kịp thời!